Trong cuộc sống này chúng ta luôn mong muốn được mọi người
tôn trọng và yêu quý mình. Vậy làm thể nào để được nhiều người yêu quý
và kính trọng, việc này đòi hỏi chúng ta cần phải biết nhìn thấy điểm
tốt của mọi người và kính yêu họ để giúp những điểm tốt đẹp đó càng được
tăng trưởng. Hãy cùng Khỏe Mới Vui chia sẻ những trang sách hay về học
cách Kính Trọng Mọi Người – Học Làm Người Biết Lẽ PhảiHọc Làm Người nhân nghĩa: Anh thương em, em kính anh. Anh em thuận, hiếu trong đó.
Người làm anh, làm chị phải thương yêu em trai, em gái. Phận làm em
phải hiểu được cung kính anh chị. Anh em, chị em đều có thể hòa thuận
cùng sống với nhau, người cả nhà vui vẻ bao dung, cha mẹ tự nhiên sẽ vui
vẻ thì hiếu thảo đã ở ngay trong đó rồi.
Tiền của nhẹ, oán nào sinh. Lời nhường nhịn, tức giận mất.
Khi qua lại với nhau, không nên toan tính từng li từng tí, vậy thì oán
hận sẽ không có chỗ phát sinh. Lời nói có thể bao dung nhường nhịn, nói
nhiều lời hay, không nói lời xấu, nhẫn nhục hòa khí, không nên xảy ra
xung đột, những việc oán hận tự nhiên cũng sẽ tiêu mất không thể sinh
khởi. Người hiền xưa nói:
“Lời nói là cái cửa của họa phước”. Trong lời nói có bốn thứ: Đức Hạnh – Ngôn Ngữ – Chánh sự – Văn học, có thể thấy được tầm quan trọng của lời nói đó mà.
Hoặc ăn uống, hoặc đi đứng. Người lớn trước, người nhỏ sau.
Muốn giáo dục đời sống tốt đẹp, phải bồi dưỡng từ nhỏ. Không luận khi
dùng cơm, khi ngồi hoặc đi đứng, chúng ta đều phải nên khiêm tốn nhường
nhịn lớn nhỏ có thứ lớp, nhường để người lớn làm trước rồi mới đến lượt
người nhỏ tuổi.
Lớn gọi người, liền gọi thay. Người không có, mình làm thay.
Khi người lớn có việc gọi bảo người nào đó, chúng ta phải nên đi gọi
thay. Nếu như người đó không có thì chính mình chủ động đến thưa hỏi xem
có việc gì, có thể giúp đỡ thì giúp đỡ, nếu không thể giúp được thì
chuyển giúp lời lại. Quốc Phụ nói:
“Con người lấy phục vụ làm mục tiêu, không nên lấy tranh giành làm mục đích”.
Trong “Thanh Thiếu Niên Thủ Tắc” cũng nói: “Lấy giúp người làm niềm
vui”. Có thể lấy được giáo dục đời sống tốt đẹp là quan trọng biết bao.
Gọi người lớn, chớ gọi tên. Với người lớn, chớ khoe tài. Xưng hô với người lớn thì không được gọi thẳng tên, ở trước mặt người lớn thì phải khiêm tốn có
lễ phép.Gặp
trên đường, nhanh đến chào. Người không nói, kính lui đứng. Phải xuống
ngựa, phải xuống xe, Đợi người đi, hơn trăm bước. Đi trên đường nếu như
gặp lại người lớn, chúng ta phải nên bước lên thưa hỏi. Khi người lớn
không có việc gì thì chúng ta cung kính thoái lui đứng qua một bên, đợi
người lớn đi qua rồi mới đi. Lễ xưa đối với việc kính lão tôn hiền là
chú trọng như vậy, không luận cưỡi ngựa hay ngồi xe trên đường gặp được
người lớn, chúng ta đều phải nên xuống ngựa hoặc xuống xe thưa hỏi và
còn đợi người lớn sau khi rời khỏi khoảng trăm bước thì chúng ta mới
được lên xe đi.
Do
vì hiện tại trên đường xe cộ nhiều, lại có nhiều chỗ bất tiện cho nên
để tránh xảy ra nguy hiểm, trước hết chúng ta phải vì an toàn mà khảo
xét, lấy tình hình ngay lúc đó mà quyết định, xem thử xem có nên đi đến
thưa hỏi hay không. Còn người xưa dạy bảo chúng ta kính lão tôn hiền là
chú trọng ở tinh thần đạo đức, tuy nhiên hoàn cảnh bên ngoài sẽ tùy theo
nhân duyên mà có cải biến, thế nhưng tinh thần của đạo đức là không thể
tùy theo nhân duyên ở bên ngài mà thay đi; Bên ngài dường như thay đổi,
kỳ thật là càng thêm tôn kính, càng có thêm hàm dưỡng đó mà.
Trước người lớn, phải nói nhỏ, Nhỏ không nghe, không đúng phép; Đến phải nhanh, lui phải chậm, Khi hỏi đáp, mắt nhìn thẳng.Việc chú bác, như việc cha Việc anh họ, như anh ruột
0 comments:
Đăng nhận xét