Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2016

Tê bì do nhiều nguyên nhân khác nhau, có khi là biểu hiện sinh lý bình thường của cơ thể và không cần điều trị, nhưng đa phần là dấu hiệu của nhiều chứng bệnh khác nhau, từ bệnh thông thường dễ điều trị đến bệnh phức tạp, nguy hiểm đến tính mạng.
Tê bì chân tay là hội chứng phổ biến nhất trong các bệnh thần kinh, gặp ở nhiều đối tượng, từ người già đến người trẻ và gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hằng ngày.
tê bì chân tayTriệu chứng tê chân tay thường xuất hiện từ đầu ngón ở các chi với cảm giác tê rần như bị châm trích. Cảm giác tê tăng dần, lan dần bàn tay, cổ tay, cánh tay và tương tự ở chi dưới. Khi gặp chứng bệnh này, đặc biệt là khi chúng xảy ra bất thường hoặc thường xuyên, chúng ta cần chú ý tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục sớm, tránh các biến chứng xấu có thể xảy ra.
1. Biểu Hiện Của Tê Bì Chân Tay Sinh Lý:
– Mạch máu và thần kinh bị chèn ép khiến máu khó lưu thông. Nguyên nhân là do ngồi, đứng, ngủ sai tư thế, lao động nặng, ngồi máy tính liên tục, chạy xe nhiều giờ, đứng ngồi xổm một chỗ với một tư thế quá lâu…
– Ảnh hưởng của thời tiết, những người có sức đề kháng suy giảm thì khi gặp trời lạnh, gây rối loạn cảm giác, tê bì.
– Cũng có thể tê chân tay là kết quả của tác dụng phụ khi dùng một số thuốc.Chung-te-bi-chan-tayTê tay do chèn ép dây thần kinh giữa
2. Biểu Hiện Của Tê Bì Chân Tay Bệnh Lý
 – Do bệnh rối loạn chuyển hóa như: đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid máu (mỡ máu, mỡ gan), xơ vữa động mạch, béo phì.
dong-mach-bi-xo-vua
Tê bì chân tay do xơ vữa động mạch, mạch máu bị hẹp không đủ cung cấp ô xy và dưỡng chất cho đầu ngón chân, ngón tay (do ở đầu ngón chân, tay tập trung các mạch máu nhỏ li ti).
– Thiếu sinh tố B1, B12, acid folic, calci, kali…Trường hợp này thường gặp ở người gầy yếu, thể lực suy kém, phụ nữ mang thai, người già, trẻ em kém ăn.
– Bệnh viêm đa dây thần kinh, viêm đa rễ thần kinh
– Do chèn ép dây thần kinh, gặp trong bệnh như: thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, chấn thương cột sống, viêm khớp…
benh-thoai-hoa-cot-song-co-va-that-lung
– Nhiễm trùng: nhiễm phong, lao, thương hàn, nhiễm một số vi rút.
– Nhiễm độc: kim loại nặng như chì, thủy ngân, đồng, các hóa chất sử dụng trong công nghiệp.
te-nhuc-chan
3. Biểu Hiện Lâm Sàng
- Thông thường, tê chân tay khởi phát rất nhẹ nhàng như tê các đầu ngón tay, cảm giác như châm chích, dị cảm, kiến bò, tê buồn, chuột rút rất khó chịu.
- Càng về sau, mức độ tê đau càng tăng. Các ngón tay bị tê nhức, tê buốt nhiều hơn và đau lan dọc cánh tay, cẳng tay gây khó cử động và cầm nắm.
te-chan-va-dau-chan- Những triệu chứng này có thể xuất hiện tương tự ở các ngón chân, bàn chân, cổ chân, cẳng chân, đùi, mông, vùng thắt lưng…
- Ngoài ra, tùy theo nguyên nhân gây bệnh còn có các triệu chứng kèm theo như: đau vai gáy, đau thắt lưng do thoái hóa cột sống; đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng; biểu hiện ăn nhiều, uống nhiều, gầy nhiều trong đái tháo đường; liệt vận động trong viêm đa dây thần kinh;…
4. Ai Dễ Mắc Chứng Tê Bì Chân Tay?
4.1. Người cao tuổi
Theo quy luật tất yếu của thời gian, tuổi càng cao đồng nghĩa với các bộ phận trong cơ thể trở nên “rệu rã” “già nua”. Một trong những cơ quan chịu tác động rõ rệt nhất đó chính là hệ xương khớp.
te-nhuc-chan-tay-khi-thoi-tiet-thay-doiHệ xương khớp bị “lão hóa” là một trong những nguyên nhân dẫn đến chân tay tê nhức, đau mỏi. Không chỉ vậy, vùng vai gáy, lưng gối cũng bị “hành hạ” vì cảm giác nhức buốt, nhói đau.
Sức đề kháng của người già vốn suy giảm tạo điều kiện thuận lợi cho các yếu tố thời tiết như phong (gió), hàn (lạnh), thấp (ẩm thấp) tác động làm kinh mạch ứ trệ, khí huyết kém lưu thông làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng vào những ngày thời tiết thất thường.
4.2. Người mắc các bệnh mãn tính

Tê nhức chân tay là biểu hiện của nhiều chứng bệnh mãn tính, trong đó phải kể đến là thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa, bệnh tiểu đường, xơ vữa động mạch, mỡ máu…mo-mau-la-thu-pham-chinh-gay-xo-vua-dong-mach-vanhTheo nghiên cứu, những căn bệnh mãn tính này gây chèn ép các dây thần kinh và mạch máu dẫn đến tê nhức chân tay, đau mỏi vai gáy. Tùy vào vị trí và mức độ bệnh mà sẽ có các triệu chứng đau nhức, tê nhức khác nhau.
* Biến chứng xấu của chứng tê bì chân tay: mất dần cảm giác ở các chi, khi bệnh càng nặng tê càng nhiều và có thể dẫn tới teo cơ, liệt.
4.3. Người ít vận động & người làm việc quá sức

Tê nhức chân tay còn được xem là căn bệnh “thời đại” do thói quen lười vận động của một nhóm bộ phận như nhân viên văn phòng, tài xế, thợ may…
te-bi-chan-tay-cua-nguoi-lam-van-phong
Do tính chất công việc, những người này buộc phải ngồi nhiều, ít đi lại, cử động tay chân hạn chế. Trải qua một thời gian kéo dài, dây thần kinh bị chèn ép, khí huyết kém lưu thông cũng dẫn đến hiện tương tê mỏi, đau nhức tứ chi. mang-vac-sai-tu-theNgoài ra, những ai làm việc quá sức, thường xuyên mang vác nặng cũng “lọt” vào tầm ngắm của chứng bệnh tê nhức tay chân.
5. Điều Trị
Nói chung, tê chân tay sinh lý không cần điều trị, chỉ cần tăng vận động thể dục thể thao, xoa bóp thư giãn tay chân.di-bo-dung-cach
Đa số các trường hợp tê chân tay lặp lại nhiều lần, kéo dài hoặc do bệnh lý, cần được điều trị sớm và kịp thời để tránh biến chứng xấu.
* Tùy theo căn nguyên gây bệnh mà lựa chọn cách điều trị:
– Đái tháo đường: Kiểm soát đường huyết tốt
– Rối loạn chuyển hóa Lipid máu: Kiểm soát lipid máu ở ngưỡng an toàn
– Thiếu vitamin: Bổ sung vitamin
– Thoái hóa cột sống: Điều trị thoái hóa
– Viêm khớp: Điều trị viêm khớp
– Nhiễm độc: Điều trị nhiễm độc…suc-khoe-gia-dinh
Như vậy, bạn cần loại bỏ các độc tố tồn đọng trong cơ thể, đặc biệt ở đường ruột, mạch máu, các ổ khớp,...và bổ sung dinh dưỡng thiết yếu cho tế bào khỏe mạnh, kiểm soát cân nặng và điều chỉnh chỉ số đường máu, mỡ máu cho hợp lý.
* Một số lời khuyên giúp đẩy lùi chứng tê bì chân tay:
- Tăng cường vận động: Khi bị tê nhức chân tay, bạn nên vượt qua tâm lý e ngại cử động vì sợ đau nhức mà nên tăng cường tập luyện thể dục, đặc biệt là những động tác ở tay và chân. Bạn nên tập luyện thể dục, thể thao phù hợp với những bài tập với cường độ vừa phải, khoảng 30 phút/ngày, như đi bộ, dưỡng sinh…
- Tránh ngồi hoặc đứng lâu một chỗ: Không ngồi xổm, không cúi xuống nhấc vật nặng cũng như đi giày dép chật, không để chân tay lạnh. Bạn cũng không nên lo lắng thái quá, cố gắng giữ tinh thần thoải mải, thư giãn.vitamin-thiet-yeu- Về chế độ dinh dưỡng: Không nên để tăng cân, kiểm soát lượng đường trong máu. Ăn theo chế độ dinh dưỡng hợp lý, kiểm soát mỡ máu. Đảm bảo cung cấp đủ vitamin và khoáng chất thiết yếu để tăng sức đề kháng và phòng viêm nhiễm: vitamin C, vitamin nhóm B, Omega - 3, canxi và magie, Glucosamin...Đặc biệt, nếu bạn bổ sung đủ vitamin C và protein (đạm hoàn chỉnh từ thực vật) sẽ giúp tạo thành các sợi collagen giúp tăng cường sự đàn hồi của da, củng cố sự vững chắc thành mạch, giúp phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch.
Bạn nên dùng viên bổ sung dinh dưỡng có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên giúp mạnh gân cốt, tăng cường lưu thông khí huyết, hỗ trợ điều trị hiệu quả, an toàn chứng tê nhức chân tay.
Monkey Junior – Phần mềm học ngoại ngữ cho cả gia đình!Monkey Junior – Phần mềm kết nối ngôn ngữ toàn cầu!
Để phòng chứng tê tay, tê chân trong bệnh xơ vữa động mạch,… Chế độ dinh dưỡng hợp lý:
- Ăn cá (hai – ba lần trong một tuần). Các loại cá hồi, cá chép… chứa nhiều chất béo omega-3. Chất này rất tốt cho thành động mạch, có khả năng chống lại sự tạo mảng xơ vữa và giảm cholesterol trong máu.
- Sử dụng thức ăn đạm thực vật: đậu nành, đậu hũ, lúa mì, đậu Hà Lan. (Protein hoàn chỉnh từ thực vật).
duong-chat-tu-thuc-vat
- Tăng cường lượng rau xanh, hoa quả tươi.
- Thịt gà khi ăn nên bỏ da.
- Thay đổi cách chế biến các món ăn: tăng cường hấp, luộc, hầm… Hạn chế dùng phương pháp chế biến hun, quay, nướng, chiên, xào… Nên sử dụng dầu thực vật như dầu mè, dầu lạc, nhưng không nên ăn nhiều.
Chúc các bạn và gia đình luôn vui khỏe, hạnh phúc!
KhoeMoiVui.Com - Chứng Tê Bì Chân Tay - Dấu Hiệu Của Nhiều Bệnh Mãn Tính

0 comments:

Đăng nhận xét

Học viện Hạnh Phúc Mỗi Ngày

Học viện Hạnh Phúc Mỗi Ngày
Đăng ký để học Miễn Phí những khóa học giúp bạn Hạnh Phúc hơn

Bí quyết LẮNG NGHE để HẠNH PHÚC, BÌNH AN

Bí quyết LẮNG NGHE để HẠNH PHÚC, BÌNH AN
ĐÔI TAI KIM CƯƠNG - Thấu hiểu, sâu sắc, tâm đầu ý hợp

Bài viết phổ biến

Tất cả các bài viết

Nuôi Dạy Con Kiệt Xuất

Làm Mẹ Không Stress

Làm Mẹ Không Stress
Mẹ Bình An, Con Hạnh Phúc