1. Huyết áp là gì?
Huyết áp là số đo về lực tác động của máu lên thành động mạch. Huyết áp phụ thuộc vào lực bơm máu của tim, thể tích máu được bơm, kích thước cũng như độ đàn hồi của thành động mạch.
Huyết áp liên tục thay đổi tùy theo hoạt động, nhiệt độ, chế độ ăn, cảm xúc, tư thế, và sử dụng thuốc.Huyết áp bao gồm 2 thông số:
- Số trên (huyết áp tâm thu): Là trị số huyết áp cao nhất khi tim co bóp
- Số dưới (huyết áp tâm trương): Là trị số huyết áp thấp nhất khi tim nghỉ ngơi.2. Cách đo huyết áp như thế nào?
Huyết
áp thường được đo khi bạn ngồi và đặt cẳng tay lên bàn. Cẳng tay hơi
gấp lại để có cùng độ cao ngang tim. Kéo tay áo lên trên để trần cánh
tay.
Các số đo huyết áp thường được tính bằng milimét thủy ngân (mmHg). Ví dụ 110 trên 70 (110/70 mmHg).
Để
đo huyết áp, nhân viên y tế sẽ quấn túi hơi của máy đo huyết áp quanh
cánh tay của bạn. Ví trí túi hơi được đặt sao cho mép dưới của nó cách
khủyu tay khoảng 2,5cm.
* Cách đo thông thường:
Nhân
viên y tế sẽ bắt mạch ở khủyu tay và đặt ống nghe lên đó, phía dưới túi
hơi (xem hình). Không được chạm ống nghe vào túi hơi hay bất cứ vật gì
khác vì như thế sẽ tạo nên tiếng động.ảnh hưởng đến việc nghe khi tiến
hành đo huyết áp. Việc đặt ống nghe đúng vị trí giúp đo huyết áp chính
xác.Nhân
viên Y tế sẽ bắt đầu đóng van của bóng bơm cao su, bóp nhanh và mạnh để
bơm vào túi hơi. Khi áp lực trong kim đồng hồ hay mực thủy ngân vượt
hơn huyết áp tâm thu bình thường khỏang 30 mmHg thì dừng lại.Nếu bệnh
nhân cao huyết áp thì có thể bơm đến 210 mmHg.
Sau
đó, nhân viên y tế sẽ mở van từ từ (tốc độ giảm khoảng từ 2-3
mmHg/giây). Khi áp lực bắt đầu giảm thì nhân viên y tế chú ý lắng nghe
và ghi nhận giá trị trên kim đồng hồ hay cột thủy ngân (Tùy theo loại
máy đo huyết áp). Khi nghe tiếng mạch đập đầu tiên thì đây chính là trị
số huyết áp tâm thu (số trên).
Khi không khí sẽ từ
từ đi ra ngoài, áp lực trong túi khí bắt đầu giảm cho đến khi không còn
nghe mạch đập nữa. Nhân viên y tế sẽ ghi nhận giá trị tại thời điểm bắt
đầu không còn nghe tiếng mạch đâp. Đây chính là trị số huyết áp tâm
trương (số dưới).
* Cách đo bằng máy điện tử:
Đôi
khi nhân viên y tế sử dụng máy đo huyết áp điện tử thì các thao tác như
đặt ống nghe, bóp bóng cao su, xả van hơi... không cần thực hiện vì máy
sẽ tự động đo đạc.
- Huyết áp tối đa hay tâm thu (ứng với số trên ở máy đo huyết áp)- Huyết áp tối thiểu hay tâm trương (ứng với số dưới ở máy đo huyết áp).
Chỉ số huyết áp là thấp khi huyết áp tối đa < 90 hoặc huyết áp tối thiểu < 60.
Chỉ số huyết áp là cao khi huyết áp tối đa > 140 hoặc huyết áp tối thiểu > 90.
- Đo cổ tay: Tư thế ngồi như đo huyết áp ở bắp tay, tay để chéo ngang ngực như hình trên (hình ảnh đi kèm) Đọc kết quả: huyết áp tâm thu (109), huyết áp tâm trương (77) và nhịp tim (89).
- Đo bắp tay: Ngồi thẳng lưng, chân đặt song song trên sàn nhà. Băng quấn túi hơi nằm vùng trên khuỷu tay, ngang với tim. Dây đo ống nghe đặt lên động mạch cánh tay. Đọc kết quả: huyết áp tâm thu (127), huyết áp tâm trương (82) và nhịp tim (89).
3. Cần chuẩn bị gì trước khi đo huyết áp?
Đo
huyết áp có thể được thực hiện bất cứ lúc nào. Cần nghĩ ngơi 5 phút
trước khi đo, tránh xúc động, giận dữ. Không được sử dụng những chất
kích thích trước khi đo huyết áp như cafe, hút thuốc, uống rượu bia.
Cảm giác khi đo huyết áp như thế nào?
Bạn
sẽ cảm thấy áp lực của túi hơi ép chặt vào cánh tay. Nếu thực hiện
nhiều lần thì có thể bạn sẽ cảm giác tê tê ở bàn tay. Triệu chứng chỉ
xuất hiện tạm thời.
- Bạn hoàn toàn có thể đo ở tay trái hoặc tay phải
- Nên đo ở nơi yên tĩnh , và ở tư thế ngồi, thư giãn.
- Bạn hãy chắc chắn rằng nhiệt độ phòng đo huyết áp không quá nóng hoặc quá lạnh
- Không nên đo huyết áp sau khi tắm, uống rượu bia hoặc tập thể dục.
- Không cử động người hoặc nói chuyện trong khi đo.
- Tư thế đúng sẽ cho kết quả đo đúng.
- Nên đo huyết áp ở cùng 1 thời điểm mỗi ngày (Sau khi ngủ dậy 1 tiếng)
4. Tại sao phải đo huyết áp?
Hiện
nay tỷ lệ người bị các bệnh liên quan đến huyết áp, tim mạch, tiểu
đường càng ngày càng có xu hướng gia tăng. Nguyên nhân chủ yếu đến từ
lối sống như hút thuốc lá, thừa cân hoặc béo phì, thiếu vận động thể
lực, rượu, stress. Đo huyết áp hàng ngày là một việc làm hết sức cần
thiết giúp kiểm soát sức khỏe cho chính chúng ta. Các thông số sẽ cho
bạn biết bạn thuộc huyết áp bình thường, bị cao huyết áp, hay huyết áp
thấp.
Những tổn thương do cao huyết áp (CHA) gây ra
Hầu hết mọi người không biết khi mình bị cao huyết áp vì cao huyết áp thường diễn tiến âm thầm, không có triệu chứng. Cao huyết áp làm tăng nguy cơ suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ (tai biến mạch máu não) và suy thận.
Đối với những ngưòi bị cao huyết áp thì việc đo huyết áp là cách thức
để theo dõi hiệu quả của việc sử dụng thuốc và việc điều chỉnh chế độ
ăn.
Hạ huyết áp (hay huyết áp thấp) có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý như suy tim, nhiễm trùng, mất nước...
5. Huyết áp bình thường là bao nhiêu?
Ở người lớn, huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg.
Trị
số huyết áp bình thường dao động trong khoảng 90/60mmHg đến 140/90mmHg,
nhiều người thừa nhận giới hạn trên của huyết áp bình thường ở người
trẻ là 145/95.
Dưới đây là một biểu đồ của huyết áp bình thường theo lứa tuổi:Như vậy ta có thể thấy:
- Huyết áp tâm thu bình thường: Dao động từ 90 đến 140 mmHg.
- Huyết áp tâm trương bình thường: Dao động từ 60 đến 90 mmHg.
Theo Hiệp hội tim mạch Mỹ (AHA), huyết áp của người Huyết áp bình thường và an toàn cho mọi người là ở mức thấp hơn 120/80 mm / hg.
Nó
thay đổi tuỳ theo độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khoẻ và thời điểm
đo. Thậm chí khi các yếu tố trên giống nhau thì vẫn có sự khác nhau đặc
thù giữa các cá thể khác nhau.
Khi nào thì chẩn đoán là cao huyết áp?
- Khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên thì chần đoán là cao huyết áp.
- Giá trị nằm giữa huyết áp bình thường và cao huyết áp (Huyết áp tâm thu từ 120-139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương từ 80-89 mmHg) thì được gọi là tiền cao huyết áp.
- Cần rất thận trọng khi kết luận một người là bị tăng huyết áp và chỉ được khẳng định là bệnh khi tăng huyết áp là thường xuyên. Do đó phải đo huyết áp nhiều lần trong ngày (sáng, trưa, tối), theo dõi trong nhiều ngày.
- Phải đo huyết áp cả hai tay sau 5 phút nằm nghỉ và sau tối thiểu 1 phút ở tư thế đứng. Ở một số người huyết áp có thể tăng nhất thời khi quá xúc cảm, stress, hoặc sau khi uống rượu, bia, sau tập luyện, lao động nặng... chẳng hạn.
Khi nào thì chẩn đoán là hạ huyết áp?
Hạ huyết áp (huyết áp thấp) được chẩn đoán khi huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg hoặc giảm 25 mmHg so với bình thường.
6. Các tình trạng làm ảnh hưởng đến huyết áp?
Trị số huyết áp có thể bị ảnh hưởng khi bệnh nhân có môt trong các yếu tố sau đây:
- Bệnh lý tim mạch
- Bệnh lý thần kinh
- Các rối loạn về thận và đường tiết niệu
- Tiền sản giật ở phụ nữ mang thai
- Các yếu tố về tâm lý như stress, giận dữ, sợ hãi...
- Các thuốc sử dụng
- Cao huyết áp áo choàng trắng (Bệnh nhân cảm thấy lo lắng khi được thăm khám).
- Các lưu ý đặc biệt?
- Việc đo huyết áp nhiều lần là rất quan trọng và cần thiết. Một lần đo cho kết quả huyết áp cao chưa hẳn là bạn bị cao huyết áp. Hoặc ngược lại, một lần đo huyết áp cho kết quả bình thường không có nghĩa là bạn không bị cao huyết áp.
- Việc tự theo dõi huyết áp tại nhà cũng quan trọng vì bạn có điều kiện theo dõi huyết áp chặt chẻ và thường xuyên hơn và có thể phát hiện cao huyết áp ở giai đoạn mới khởi phát. Việc đo huyết áp tại nhà đôi khi phản ánh kết quả huyết áp chính xác hơn là đo tại phòng khám ở một số bệnh nhân thường bị lo lắng khi được bác sĩ thăm khám (Cao huyết áp áo choàng trắng).
- 7. Chỉ số huyết áp cho biết khi nào bạn cần đến bệnh viện:
Ví dụ: Chỉ số tự đo huyết áp tại nhà của bạn >135/85 mmHg: nghĩa là Huyết áp tâm thu (sys)= 135 mmHg, Huyết áp tâm trương (dia) = 85 mmHg >>Tiền bệnh Tăng Huyết Áp.
Khi đó bạn cần đến bệnh viện để làm các xét nghiệm chẩn đoán và tiến hành điều trị (lưu ý là nên đo huyết áp 3 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần, nếu vẫn ở mức >135/85 thì đi bệnh viện. Cần rất thận trọng khi kết luận một người là bị tăng huyết áp và chỉ được khẳng định là bệnh khi tăng huyết áp là thường xuyên. Do đó phải đo huyết áp nhiều lần trong ngày (sáng, trưa, tối), theo dõi trong nhiều ngày
Chỉ cần 1 trong 2 trị số Huyết áp tâm thu và Huyết áp tâm trương lớn hơn giới hạn trên là bạn cần đi bệnh viện rồi, việc phát hiện sớm bệnh Tăng huyết áp sẽ rất có ích).* Khi huyết áp tâm thu nhỏ hơn <90mmHg hay thấp hơn 40mmHg so với mức Huyết áp tâm thu bình thường. Ví dụ bình thường huyết áp tâm thu của bạn là 140mmHg, hôm nay bạn đo nó còn <100mmHg thì khi đó gọi là tình trạng hạ huyết áp. Bạn cần nhập cấp cứu ngay lập tức.
Nhiều người chỉ nghĩ bệnh huyết áp cao mới nguy hiểm và chủ quan khi mình bị huyết áp thấp mà không hề biết rằng huyết áp thấp cũng có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Huyết áp thấp bệnh lý do giảm trương lực thần kinh - mạch máu bệnh huyết áp thấp với các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, rối loạn chức năng tim mạch : đau ngực trái, rối loạn nhịp tim, điện tim biến đổi.
* Chỉ số nhịp mạch bình thường và bất thường?
Đối với nhịp mạch (nhịp tim) , bình thường ở người lớn là 60 - 80 lần/phút, khi nằm ngoài giới hạn này bạn nên đi khám tại bệnh viện để được thăm khám chi tiết hơn. (Lưu ý là đôi khi nhịp mạch có hơn 90 một chút, khi nhịp mạch >= 100 lần trên phút mới có ý nghĩa. Bạn cần đo mạch nhiều lần vào nhiều thời điểm trong ngày để có được trị số trung bình).
Ở người lớn, mỗi phút tim đập trung bình từ 60 - 100 nhịp. Khi tim đập trên 100 nhịp/phút gọi là nhịp tim nhanh, khi tim đập dưới 50 nhịp/phút gọi là nhịp tim chậm. Nhịp tim nhanh có nhiều nguyên nhân như do lao động gắng sức, hồi hộp, có các bệnh lý tim mạch, huyết áp cao hoặc do thiếu hụt vitamin, chế độ ăn uống.
Khỏe Mới Vui - Những Điều Cần Biết Về Chỉ Số Huyết Áp
0 comments:
Đăng nhận xét