Thứ Ba, 23 tháng 8, 2016

Vitamin có vai trò rất quan trọng với cơ thể, tuy nhiên lại rất dễ bị thiếu hụt và rất khó nhận biết. Chỉ khi nào chúng ta bị thiếu hụt quá nhiều dẫn tới mệt mỏi, ốm đau thì chúng ta mới đi bác sĩ để kiểm tra. Như vậy thì sẽ tốn nhiều thời gian, chi phí và sức lực của nhiều người để giúp ta hồi phục.
Vì vậy, chúng ta nên biết những triệu chứng thiếu hụt vitamin như thế nào, để bổ sung kịp thời, giúp cơ thể chúng ta luôn khỏe mạnh và làm việc hiệu quả nhé!


6. Vitamin B2 (Riboflavin)
- Chức năng chính của Vitamin B2: Giúp da, tóc và móng phát triển; Giúp tăng thị lực; Giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng; Chống ô xy hóa, Tăng khả năng miễn nhiễm, Giúp phôi thai phát triển bình thường ở giai đoạn đầu.
- Tác dụng chính của Vitamin B2: Chống đục thủy tinh thể, tăng thị lực, giảm mỏi mắt. Tăng khả năng tập trung giúp kết quả học tập tốt hơn. Giảm triệu chứng tiền kinh nguyệt ở phụ nữ. Giảm lở miệng, lưỡi và môi.

- Triệu chứng thiếu hụt Vitamin B2: Mắt ngứa, mẫn cảm với nguồn sáng mạnh. Bệnh Eczema, lở miệng, khô nứt môi, rụng tóc.
- Cách phòng chống thiếu hụt Vitamin B2: Người lớn bình thường cần bổ sung tối thiểu 1,6mg Vitamin B2 mỗi ngày. Vitamin B2 tan trong nước nhưng không bị nhiệt độ làm mất đi, Vitamin B2 được hấp thụ tốt hơn khi có Selenium.


Những thực phẩm giàu Vitamin B2: Men, Ngũ cốc nguyên hạt, Gan, Phomat, Sữa và rau xanh,...
Những người nên bổ sung Vitamin B2 thường xuyên là: Phụ nữ có thai và cho con bú, Người bị stress, mệt mỏi, Người bị ốm và phẫu thuật nên dùng nhiều vitamin B2. Người vận động nhiều, người bị tiểu đường, người nghiện rượu.
7. Vitamin B3 (Niacin, Vitmin PP)
- Chức năng chính của Vitamin B3: Giúp tinh thần ở trạng thái tốt. Sản xuất hormon sinh dục. Giải phóng năng lượng từ thức ăn. Thúc đẩy tăng trưởng và phát triển hợp lý. Giúp tim và hệ tuần hoàn hoạt động tốt hơn. Cân bằng mức đường và cholesterol trong máu giúp bảo vệ tim mạch.

- Tác dụng chính của Vitamin B3: Với tâm trạng và cảm xúc: giúp giảm tự ti, trầm cảm, tâm thần phân lập. Với tim: Giúp giảm huyết áp, tăng lưu thông máu. Với hệ tiêu hóa: giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, dịu cơn tiêu chảy. Với xương khớp: Tăng khả năng vận động của khớp, giảm viêm tấy. Với người nghiện rượu: Giảm thèm rượu và ổn định giấc ngủ.

- Triệu chứng thiếu hụt Vitamin B3: Giảm trí nhớ, hồi hộp, trầm cảm, nhức đầu, mệt mỏi, bệnh eczema, bệnh tiêu chảy.
- Cách phòng chống thiếu hụt Vitamin B3: Người lớn bình thường cần bổ sung tối thiểu 18 mg Vitamin B3 mỗi ngày.  Những người vận động nhiều, mệt mỏi, căng thẳng cần bổ sung vitamin B3 nhiều hơn.

Chú ý: Mức bổ sung tối đa là 100 mg, nếu quá liều sẽ gây rối loạn chuyển hóa trong gan, nóng mặt, nhức đầu. (Không nên dùng Vitamin B3 liều cao đối với phụ nữ mang thai, người tiểu đường, loét dạ dày, rối loạn gan).

Những thực phẩm giàu Vitamin B3: Thịt nạc, Ngũ cốc nguyên hạt, Men ủ bia, Phomat, Cá, Trứng, Bánh mì làm từ bột không rây.
 
 
8. Vitamin B5 (Acid Pantothenic)
- Chức năng chính của Vitamin B5: Chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, Tăng khả năng miễn nhiễm, Giúp da và tóc khỏe hơn, Giảm Stress, Chuyển hóa Choline thành Acetylcholine, chất dẫn truyền tín hiệu ở thần kinh và cơ. Kích thích tế bào tăng trưởng.
- Tác dụng chính của Vitamin B5: Giảm stress, bảo vệ tim do giảm cholesterol, tăng miễn dịch trong máu (chống lại chất lạ xâm nhập vào), Chống rụng và bạc tóc. Giúp da tươi trẻ và vết thương mau lành.
- Triệu chứng thiếu hụt Vitamin B5: Mệt mỏi, lo âu, hồi hộp, kém tập trung, bàn tay và chân ngứa ran như có kiến bò, cơ bị co rút, nhức đầu.
- Cách phòng chống thiếu hụt Vitamin B5: Người lớn bình thường cần bổ sung tối thiểu 6 mg Vitamin B5 mỗi ngày. Người có tuổi nên sử dụng nhiều hơn, tối đa là 300 mg Vitamin B5 mỗi ngày. Những người uống cà phê, rượu, bia, hút thuốc cũng nên bổ sung Vitamin B5 thường xuyên. Chú ý: Nấu nướng làm giảm 1/3 hàm lượng Vitamin B5 trong thức ăn.
Những thực phẩm giàu Vitamin B5: Sữa ong chúa, Men ủ bia, gan và cật, quả hạch, ngũ cốc nguyên hạt, cá, trứng,...
 9. Vitamin B6

- Chức năng chính của Vitamin B6: Chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, Tăng khả năng miễn dịch, Cân bằng hormon sinh dục, Giảm triệu chứng tiền kinh nguyệt, Điều trị trầm cảm, Giúp hấp thu Vitamin B12 vào cơ thể. Tốt cho da, răng, lợi và hệ thần kinh, Giúp sản xuất bạch cầu. - Tác dụng chính của Vitamin B6: Làm dịu triệu chứng tiền kinh nguyệt và sau khi mãn kinh. Điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ (vì Vitamin B6 góp phần sản xuất serotonin và melatonin trong não). Tăng mức năng lượng, giảm mệt mỏi. Giảm buồn nôn cho phụ nữ ốm nghén. Trị mụn.

- Triệu chứng thiếu hụt Vitamin B6: Bí tiểu, hồi hộp, cáu gắt, trầm cảm, bàn tay ngứa như có kiến bò, chuột rút, co thắt cơ đột ngột. Thiếu hồng cầu.

- Cách phòng chống thiếu hụt Vitamin B6: Người lớn bình thường cần bổ sung tối thiểu 2 mg Vitamin B6 mỗi ngày. Những người cần bổ sung tăng cường Vitamin B6 là: Phụ nữ có thai và cho con bú, người uống thuốc tránh thai, người nghiện rượu, hút thuốc, dùng thuốc kháng sinh, người sử dụng nhiều protein. Chú ý: Lượng tối đa bổ sung Vitamin B6 là 100mg/ngày. Người bị Parkinson nên hỏi bác sĩ trước khi dùng.
Những thực phẩm giàu Vitamin B6: Mầm lúa mì, Chuối, Thịt gà, Cá, Cải bruxen, Khoai tây, Bánh mì, Rau xanh, Đậu hầm.
10. Vitamin B9 (Acid Folic)
- Chức năng chính của Vitamin B9: Ngăn chặn một số khuyết tật bẩm sinh,  Tránh bệnh thiếu máu, Duy trì sức khỏe, Giảm nguy cơ bệnh tim, Phân chia tế bào, sản xuất hồng cầu, chuyển hóa đường và protein, Truyền mã di truyền.

- Tác dụng chính của Vitamin B9: Với thai nhi: giúp cột sống và tủy sống phát triển bình thường. Giảm mệt mỏi, suy kiệt. Duy trì sự rắn chắc của xương. Giảm hormon cystein giúp bảo vệ tim mạch.
- Triệu chứng thiếu hụt Vitamin B9: Bệnh thiếu máu. Môi khô nứt. Trầm cảm. Thiếu sinh lực. Mất cảm giác ngon miệng.
- Cách phòng chống thiếu hụt Vitamin B9: Người lớn bình thường cần tối thiểu200 mcg Vitamin B9 mỗi ngày. Phụ nữ mang thai cần bổ sung 400-800 mcg Vitamin B9/ngày. Những người uống rượu bia, và người lớn tuổi nên bổ sung thường xuyên Vitamin B9.Những thực phẩm giàu Vitamin B9: Gan, Bột ngũ cốc có axit foic, Rau xanh (rau bina và bông cải xanh), Đậu phộng (lạc), Chuối, quả bơ.
Chúc các bạn luôn đầy đủ vitamin và vui khỏe!

KhoeMoiVui.Com - Triệu Chứng Thiếu Hụt Vitamin Và Cách Phòng Chống – Phần 2

0 comments:

Đăng nhận xét

Học viện Hạnh Phúc Mỗi Ngày

Học viện Hạnh Phúc Mỗi Ngày
Đăng ký để học Miễn Phí những khóa học giúp bạn Hạnh Phúc hơn

Bí quyết LẮNG NGHE để HẠNH PHÚC, BÌNH AN

Bí quyết LẮNG NGHE để HẠNH PHÚC, BÌNH AN
ĐÔI TAI KIM CƯƠNG - Thấu hiểu, sâu sắc, tâm đầu ý hợp

Bài viết phổ biến

Tất cả các bài viết

Nuôi Dạy Con Kiệt Xuất

Làm Mẹ Không Stress

Làm Mẹ Không Stress
Mẹ Bình An, Con Hạnh Phúc