Thứ Tư, 10 tháng 5, 2017

Để chào đón chào ngày mới với nhiều niềm vui và thành công mới, bạn cần có một sức khỏe thật tốt. Hãy cùng tham khảo và thực hiện những lời khuyên sau để có một sức khỏe tốt hơn nhé! 

1. Đánh răng phải nhớ quy tắc “343”

“Quy tắc đánh răng 343” - buổi sáng, trưa, tối lần lượt đánh răng 3 phút, 4 phút và 3 phút, vì trong khi ngủ tốc độ sinh sôi của vi khuẩn trong miệng chỉ bằng 60% vào ban ngày. Đánh răng tốt nhất là nửa tiếng sau bữa ăn, nếu không dễ gây tổn thương men răng.
 
Ngoài ra, khoai tây rán có hại cho răng hơn đồ ngọt, do vậy ăn xong nên súc miệng ngay. Mỗi 6 tháng khám răng 1 lần cũng rất quan trọng. Nữ giới đang trong kỳ kinh nguyệt tốt nhất không nên khám răng, Tiến sĩ Konstantine Trichas, chuyên gia nha khoa chỉnh hình, New York, Mỹ.

2. Nước rửa mặt quá lạnh hoặc quá nóng đều không tốt

Nhiệt độ nước rửa mặt nên vừa phải, mùa hè không nên quá lạnh, mùa đông không nên quá nóng. Nhiệt độ của nước rửa mặt quá thấp sẽ khiến cho lỗ chân lông trên mặt khép kín, làm không thể rửa sạch các chất bẩn như bã nhờn, bụi bặm và các chất tồn đọng, dễ gây các bệnh về da như mụn trứng cá.

Nước rửa mặt quá nóng dễ khiến da giãn nở nhanh, dẫn tới da bị lão hoá sớm, nếp nhăn xuất hiện sớm, Tiến sỹ Brooke Jackson, bác sĩ khoa Da liễu, Trung tâm Sức khoẻ về da, Chicago, Mỹ.

3. Không nên ăn hoa quả ngay sau bữa ăn

Nếu ăn hoa quả ngay sau bữa ăn (nhất là các hoa quả khá cứng như táo và lê), vừa tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, vừa gây trướng bụng.
Do đó, ăn hoa quả 1-2 tiếng sau bữa ăn sẽ khoa học hơn, Tiến sĩ Amy Soloman, chuyên gia khoa Nội Tiêu hoá (Gastroenterology), Phoenix, bang Arizona, Mỹ.

4.  Ngũ cốc bị nấm mốc phải bỏ đi ngay

Không phải tất cả các loại nấm mốc đều gây ung thư, nhưng các loại ngũ cốc tốt cho sức khoẻ như ngô, gạo nâu, đậu nành một khi bị nấm mốc, thì sẽ sản sinh chất độc gây ung thư.

Loại độc tố này sẽ lây lan trong không khí, rất dễ bị hít vào cơ thể người, làm tổn hại đường hô hấp và đường tiêu hoá, gây ung thư. Vì vậy, khi ngũ cốc bị nấm mốc thì cần mau chóng xử lý hết, không được dùng ăn nữa, Tiến sĩ Amanda Smith, bác sĩ khoa U bướu, New York, Mỹ.

5. Uống nước cũng nên có giới hạn

Uống nhiều nước có ích cho thận bài tiết độc tố, ngăn chặn sỏi thận. Lời kêu gọi “mỗi ngày uống đủ 8 cốc nước” cũng cho thấy rõ tầm quan trọng của việc uống nước. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu tìm được, thận của người trưởng thành mỗi giờ chỉ có thể lọc 800-1.000ml nước.

Một khi lượng nước uống trong vòng 1 giờ vượt quá 1000ml, thì dễ dẫn tới hạ natri máu, và ngược lại gây hại cho thận. Bởi vậy, kiến nghị mỗi lần uống rượu không nên vượt quá 100ml, mỗi giờ uống nước không vượt quá 1.000ml, Tiến sỹ Timothy Matthew, chuyên gia khoa Thận “Tổ chức Sức khoẻ thận Australia” (Kidney Health Australia).

6.  Khi mệt mỏi cực độ không được uống cà phê

Lúc mệt mỏi, có người thích uống cà phê hoặc trà đặc, để đầu óc tỉnh táo. Sự thực thì, khi cơ thể cảm thấy mệt mỏi cực độ, uống cà phê hay trà đặc dễ làm tổn thương hệ thống tim mạch, hồi hộp tim đập mạnh là một trong các triệu chứng điển hình. Ngoài ra, hút thuốc khi mệt mỏi cũng làm tăng thêm tổn hại đến cơ thể bội phần, Tiến sĩ Susan Brozena, chuyên gia khoa Tim mạch, Philadelphia, Mỹ.

7.  Không uống thuốc cùng lúc với 3 bữa ăn

Nếu bạn cần một ngày uống thuốc 3 lần, cách làm “mỗi ngày uống thuốc 3 lần cùng lúc với 3 bữa ăn” trong nhiều trường hợp là sai lầm, cách làm khoa học hơn là 1 ngày 24 tiếng chia làm 3, mỗi 8 tiếng uống 1 lần. Uống thuốc tốt nhất nên dùng nước ấm, uống thuốc bằng nước quả, nước trà hoặc nước nóng dễ ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.
 
Trong thời gian dùng thuốc còn nên kiêng rượu, vì cồn khiến cho tác dụng phụ của nhiều loại thuốc tăng thêm vài lần, cồn còn có thể xảy ra phản ứng với một vài thành phần trong thuốc, tạo ra chất có độc, Tiến sĩ Scott Chirag, chuyên gia Dược học, Trung tâm Y học Đại học Pittsburgh, Mỹ.

8. Phương pháp thở “478” giúp giảm áp lực

Hít thở sâu có thể giảm bớt áp lực, nhưng nhiều người lại không nắm rõ về kỹ thuật hít thở sâu. “Kỹ thuật 4-7-8” là phương pháp giảm áp lực vô cùng hiệu quả. Động tác cụ thể: Trong cả quá trình hít thở sâu, đầu lưỡi luôn phải gá chặt vào mặt sau của răng. Dùng miệng thở ra, sau đó ngậm miệng lại, rồi dùng mũi hít vào trong thời gian 4 giây, sau đó nín thở 7 giây, cuối cùng từ từ thở ra trong thời gian 8 giây. Lặp lại vài lần sẽ giúp giảm nhẹ áp lực hữu hiệu, Tiến sĩ Andrew Will, bác sĩ khoa Thần kinh, Viện trưởng Viện nghiên cứu Y học tích hợp, Học viện Y, Đại học Arizona, Mỹ.

9. Sau 50 tuổi, mỗi năm đều nên kiểm tra tuyến giáp

Thyroxine không phải là nội dung kiểm tra sức khỏe thường xuyên, nhưng bắt đầu từ khi 50 tuổi, trong kiểm tra sức khỏe định kỳ của nữ giới nên bổ sung thêm mục kiểm tra nồng độ hormone tuyến giáp.
 
Nồng độ hormone tuyến giáp xáo trộn dễ dẫn tới các vấn đề như mệt mỏi, đói, trầm uất, lo lắng, khó ngủ, huyết áp tăng, bong da và thể trọng tăng, Tiến sĩ Ridha Arem, chuyên gia Nội tiết học, Viện trưởng Viện nghiên cứu tuyến giáp Texas, Mỹ.

 10. Tâm trí khỏe mạnh

Nếu bạn muốn sống hạnh phúc, bạn cần cơ thể khỏe và cái tâm mạnh mẽ. Với một chút nỗ lực, bạn có thể giữ cho cơ thể và tâm trí của bạn khỏe mạnh mãi mãi. Nói cách khác, nếu bạn muốn sống một cuộc sống lành mạnh, bạn cần giữ cho cơ thể và tâm trí của bạn khỏe mạnh.

11. Lời khuyên ăn uống lành mạnh

Ăn các loại thực phẩm dinh dưỡng đúng số lượng theo thang dinh dưỡng. Luôn ăn một lượng  thức ăn chỉ đủ để đáp ứng cơn đói của bạn, tránh ăn nhiều gây béo phì. Ăn nhiều trái cây và rau quả, đồng thời tranh các loại thịt động vật và thức ăn vặt.
Nhai kỹ thức ăn là điều quan trọng nhất. Đừng vội nuốt chửng chúng xuống cổ họng hoặc ăn chúng một cách vội vàng. Bạn có biết, nếu bạn ăn trong im lặng và tập trung vào ăn uống với tâm thanh tịnh, bạn sẽ nhận được lợi ích to lớn cho khỏe mạnh từ những thực phẩm bạn đang ăn.

12. Uống đủ nước

Uống nước đủ và đúng cách giúp bạn có sức khỏe tốt. Hãy tập uống nước đều đặn sau mỗi 45 phút, bạn nên uống vài ngụm nước nhỏ và uống từ từ. Tuy nhiên, tránh uống nước trong suốt thời gian bữa ăn nhé vì nó sẽ khiến bạn có cảm giác no và không ăn được nhiều. Ăn ít lại có thể dẫn đến nguy cơ thiếu chất!

13. Giữ sạch cơ thể

Hãy tắm hàng ngày đặc biệt là nếu bạn đang sống trong một đất nước nhiệt đới như Việt Nam. Trong thực tế, bạn có thể tắm hai đến ba lần trong mùa hè. Tắm trong nước lạnh hoặc ấm tùy thuộc vào điều kiện khí hậu và thời tiết mỗi ngày, có như vậy bạn mới khỏe mạnh.

Hãy nhớ rằng, khi bạn tắm chính là lúc bạn kỳ cọ khắp người và kích thích các tế bào của cơ thể. Đó là lý do tại sao bạn cảm thấy sảng khoái, dễ chịu sau khi tắm.

14. Chăm sóc móng tay và lỗ mũi

Cắt móng tay của bạn định kỳ để ngón tay của bạn luôn đươc sạch sẽ. Tương tự như vậy, lỗ mũi cũng phải được làm sạch đều đặn. Có như vậy bạn mới tăng cường được khả năng chống virus của hệ hô hấp.

15. Chăm sóc răng miệng

Vệ sinh nha khoa là rất quan trọng. Vì thế, bạn cần chăm sóc tốt hàm răng của mình. Đánh răng hai lần mỗi ngày. Các nha sĩ khuyên chúng ta nên ăn nhiều loại thực phẩm như trái cây và rau củ (nho, táo, chuối, dưa, họ cam quýt, bầu bí…) để ngăn ngừa sâu răng. Cố gắng ăn ít đường và thức ăn có nồng độ axit cao.Ngoài ra, uống nước giúp chúng ta hạn chế được mùi khó chịu trong miệng, giúp làm sạch các thức ăn còn dư thừa bám lại ở kẽ răng, giúp bạn cảm thấy tự tin khi giao tiếp.

16. Uống rượu vang đỏ

Nhưng các nhà khoa học cho rằng, sử dụng rượu vang đỏ ở mức độ vừa phải sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe (chẳng hạn như ngủ ngon hơn, kéo dài tuổi thọ, tăng cường trí tuệ hay giúp tim khỏe mạnh...).

Ngoài ra, họ còn phát hiện, rượu vang đỏ tốt cho những người lười vận động vì thành phần resveratrol trong loại đồ uống có cồn này giúp ngăn ngừa các tác dụng tiêu cực của tình trạng thiếu vận động thể chất đối với con người.

17. Giới tính
 
Quan hệ tình dục lành mạnh, thường xuyên có thể tăng cường nhận thức về sức khỏe sinh sản, đồng thời cũng làm tăng khả năng phòng tránh các rắc rối liên quan tới giới tính, tình dục và những bệnh tình dục.

18. Làm sạch ruột

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo dạ dày cần được tiêu độc và nghỉ ngơi hoàn toàn mỗi tuần một lần. Được coi là lý tưởng nếu một ngày bạn đi đại tiện 1 lần. Tất cả mọi thứ bạn ăn đều được tiêu hóa hoàn toàn. Nhờ đó bạn không có cảm giác bị đau bụng và ngủ ngon hơn mỗi đêm.

19. Lưu ý chọn thực phẩm tươi cho các bữa ăn

Tránh ăn các thực phẩm chứa chất bảo quản và chất béo bão hòa, chất béo bão hòa không mong muốn có nhiều trong thực phẩm đóng gói và đồ ăn vặt.
Bạn chỉ nên chọn các loại thực phẩm tươi ngon và bổ dưỡng để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe.

20. Tham khảo lời khuyên của bác sĩ

Hãy hỏi ý kiến bác sĩ và nhận lời khuyên của một chuyên gia dinh dưỡng nếu bạn đang có kế hoạch giảm cân, tăng cân hoặc gặp bất cứ biến chứng sức khỏe nào. Một chế độ ăn uống tùy tiện theo sở thích của bạn có thể làm cho vấn đề càng tồi tệ hơn.

21. Nghỉ ngơi khi cần thiết
 
Cho dù cố gắng vì bất kì mục tiêu hay việc gì, cơ thể bạn cũng cần được nghỉ ngơi để lấy lại sức lực và năng lượng. Bạn có thể cho cơ thể nghỉ ngơi bằng cách đi dạo hoặc thư giãn với yoga hay thiền định.

22. Linh hoạt với kế hoạch của bạn

Đừng cứng nhắc với kế hoạch của bạn, hãy linh hoạt và thử những điều mới để nhận được kết quả hoàn hảo. Những thay đổi trong chế độ tập thể dục của bạn sẽ đem lại kết quả tốt hơn so với việc chỉ gắn bó với một loại vận động. Nó cũng sẽ giữ cho bạn cảm thấy thoải mái cả về thể chất lẫn tinh thần.

23. Uống nước ép trái cây tươi và nước

Hãy uống nước ép trái cây tươi và nước vì chúng cần thiết cho một chế độ ăn uống lành mạnh.
Ngoài việc giữ cho cơ thể bạn đủ nước, các loại chất lỏng này cũng giúp loại bỏ độc tố có hại ra khỏi cơ thể bạn.

24. Tự động viên bản thân

Động viên bản thân là cách tốt nhất để thực hiện thành công những mục tiêu bạn đề ra vì sức khỏe. Bạn có thể ghi ra giấy những điều cần làm và dán ở những nơi liên quan đến chuyện ăn uống của mình (như tủ lạnh, bàn ăn...) để dễ nhìn thấy và thực hiện tốt hơn.

 25. Hãy vui vẻ và tránh căng thẳng

Hãy luôn vui vẻ suốt cả ngày. Những người luôn vui vẻ sẽ cảm nhận được cuộc sống một cách tích cực, nhờ đó cũng có thể chất khỏe khoắn hơn.

 Nụ cười không chỉ thể hiện một trạng thái của con người khi cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ mà còn là một dạng biểu hiện tâm lý tốt cho sức khỏe. 

Tiếng cười có thể giúp giảm stress, giảm căng thẳng và lo lắng, đơn giản bởi vì khi cười, trạng thái vui vẻ xuất hiện kích thích não giảm bớt sản sinh hóa chất não có tên gọi cortisol (sự gia tăng nồng độ cortisol khiến não dễ bị stress), đồng thời kích thích sự sản sinh hormon endorphins - loại hormon có lợi cho sức khỏe.
 
Khi tâm trạng vui vẻ, não người cũng được kích thích sản sinh ra nhiều tế bào T-cells giúp thúc đẩy hệ miễn dịch và khiến người ta trở nên khỏe mạnh hơn. Đừng bỏ quên nụ cười mỗi ngày. Bạn có thể treo những hình ảnh hài hước xung quanh. Bạn cũng có thể xem một số chương trình truyền hình hài hước để nuôi dưỡng nụ cười.

Chấp nhận cuộc sống như cách mà nó vẫn diễn ra. Đừng để căng thẳng hủy hoại sức khỏe của bạn. Thiền thường xuyên chắc chắn sẽ giúp bạn sống một cuộc sống thư giãn và bớt căng thẳng.


Khỏe Mới Vui - 25 Lời Khuyên Giúp Bạn Có Sức Khỏe Tốt Hơn

0 comments:

Đăng nhận xét

Học viện Hạnh Phúc Mỗi Ngày

Học viện Hạnh Phúc Mỗi Ngày
Đăng ký để học Miễn Phí những khóa học giúp bạn Hạnh Phúc hơn

Bí quyết LẮNG NGHE để HẠNH PHÚC, BÌNH AN

Bí quyết LẮNG NGHE để HẠNH PHÚC, BÌNH AN
ĐÔI TAI KIM CƯƠNG - Thấu hiểu, sâu sắc, tâm đầu ý hợp

Bài viết phổ biến

Tất cả các bài viết

Nuôi Dạy Con Kiệt Xuất

Làm Mẹ Không Stress

Làm Mẹ Không Stress
Mẹ Bình An, Con Hạnh Phúc