Đái tháo đường, còn gọi là Bệnh tiểu đường hay Bệnh dư đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước.
Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo: bệnh tim mạch, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư, v.v.
1. Tình hình bệnh tiểu đường ở Việt Nam
Tại Việt Nam, trong 4 thành phố lớn Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, tỷ lệ bệnh tiểu đường là 4%, riêng quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) lên tới 7%. Phần lớn người bệnh phát hiện và điều trị muộn, hệ thống dự phòng, phát hiện bệnh sớm nhưng chưa hoàn thiện. Vì vậy, mỗi năm có trên 70% bệnh nhân không được phát hiện và điều trị. Tỷ lệ mang bệnh tiểu đường ở lứa tuổi 30-64 là 2,7%, vùng đồng bằng, ven biển.
Hiện trên thế giới ước lượng có hơn 190 triệu người mắc bệnh tiểu đường và số này tiếp tục tăng lên. Ước tính đến năm 2010, trên thế giới có 221 triệu người mắc bệnh tiểu đường. Năm 2025 sẽ lên tới 330 triệu người (gần 6% dân số toàn cầu). Tỷ lệ bệnh tăng lên ở các nước phát triển là 42%, nhưng ở các nước đang phát triển (như Việt Nam) sẽ là 170%.
2. Phân loại bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường có hai thể bệnh chính: Bệnh tiểu đường loại 1 do tụy tạng không tiết insulin, và loại 2 do tiết giảm insulin và đề kháng insulin.
* Tiểu đường tuýp 1:
Khoảng 5-10% tổng số bệnh nhân Bệnh tiểu đường thuộc loại 1, phần lớn xảy ra ở trẻ em và người trẻ tuổi (<20T). Các triệu chứng thường khởi phát đột ngột và tiến triển nhanh nếu không điều trị. Giai đoạn toàn phát có tình trạng thiếu insulin tuyệt đối gây tăng đường huyết và nhiễm Ceton.
Bệnh tiểu đường tuýp 1 ở trẻ nhỏ
Những triệu chứng điển hình của Bệnh tiểu đường loại 1 là: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy nhiều (4 nhiều), mờ mắt, dị cảm và sụt cân, trẻ em chậm phát triển và dễ bị nhiễm trùng. Lượng nước tiểu thường từ 3-4 lít hoặc hơn trong 24 giờ, nước trong, khi khô thường để lại vết bẩn hoặc mảng trắng. Tiểu dầm ban đêm do đa niệu có thể là dấu hiệu khởi phát của đái tháo đường ở trẻ nhỏ.
* Tiểu đường tuýp 2:
Bệnh tiểu đường loại 2 chiếm khoảng 90-95% trong tổng số bệnh nhân bệnh tiểu đường, thường gặp ở lứa tuổi trên 40, nhưng gần đây xuất hiện ngày càng nhiều ở lứa tuổi 30, thậm chí cả lứa tuổi thanh thiếu niên.
Biến chứng hoại tử của tiểu đường
Bệnh nhân thường ít có triệu chứng và thường chỉ được phát hiện bởi các triệu chứng của biến chứng, hoặc chỉ được phát hiện tình cờ khi đi xét nghiệm máu trước khi mổ hoặc khi có biến chứng như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não; khi bị nhiễm trùng da kéo dài; bệnh nhân nữ hay bị ngứa vùng do nhiễm nấm âm hộ; bệnh nhân nam bị liệt dương.
Triệu chứng: thường gặp ở người mập, cũng có các triệu chứng tiểu nhiều, uống nhiều, mờ mắt, cảm giác kiến bò ở đầu ngón tay và chân... Tuy nhiên, với bệnh nhân đái tháo đường loại 2 thường không có bất kỳ triệu chứng nào ở giai đoạn đầu và vì vậy bệnh thường chẩn đoán muộn khoảng 7-10 năm (chỉ có cách kiểm tra đường máu cho phép chẩn đoán được ở giai đoạn này).
* Bệnh tiểu đường do thai nghén
Tỷ lệ bệnh tiểu đường trong thai kỳ chiếm 3-5% số thai nghén; phát hiện lần đầu tiên trong thai kỳ.
Tiểu đường thai kỳ
3. Kết quả chuẩn đoán
Chẩn đoán đái tháo đường bằng định lượng đường máu huyết tương:
Đái tháo đường: đường máu lúc đói ≥ 126 mg/dl (≥ 7 mmol/l) thử ít nhất 2 lần liên tiếp.
Đường máu sau ăn hoặc bất kỳ ≥ 200 mg/dl (≥ 11,1 mmol/l).
Người có mức đường máu lúc đói từ 5,6-6,9 mmol/l được gọi là những người có "rối loạn dung nạp đường khi đói". Những người này tuy chưa được xếp vào nhóm bệnh nhân ĐTĐ, nhưng cũng không được coi là "bình thường" vì theo thời gian, rất nhiều người người "rối loạn dung nạp đường khi đói" sẽ tiến triển thành ĐTĐ thực sự nếu không có lối sống tốt.
Tuyến tụy và hormon insulin
Mặt khác, người ta cũng ghi nhận rằng những người có "rối loạn dung nạp đường khi đói" bị gia tăng khả năng mắc các bệnh về tim mạch, đột quị hơn những người có mức đường máu < 5,5 mmol/l.
4. Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường?
Hiện nay chưa rõ nguyên nhân chính xác gây ra bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, người ta ghi nhận có yếu tố di truyền hoặc gia đình (tức là khi gia đình có người bị tiểu đường thì những người còn lại có nguy cơ dễ bị bệnh tiểu đường hơn vì thường trong gia đình, mọi người có thói quen ăn uống, sinh hoạt khá giống nhau).
Người mập phì có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường rất cao
Yếu tố xã hội cũng góp phần gây ra bệnh tiểu đường như mập phì, cách ăn uống, lối sống ít hoạt động thể lực... đây là yếu tố mà chúng ta có thể cải thiện được.
5. Biến chứng của tiểu đường là gì?
- Tim mạch: cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim.
- Thận: đạm trong nước tiểu, suy thận.
- Mắt: đục thủy tinh thể, mù mắt.
- Thần kinh: dị cảm, tê tay chân.
Biến chứng của bệnh tiểu đường gây mờ mắt.
- Nhiễm trùng: da, đường tiểu, lao phổi, nhiễm trùng bàn chân... và tử vong.
(Biến chứng của bệnh tiểu đường thường xuất hiện ở những nơi có mạch máu nhỏ trước như tim mạch, thận và mắt...)
6. Điều trị tiểu đường như thế nào?
Để điều trị tiểu đường hiệu quả cần có sự đóng góp của nhiều chuyên khoa: bác sĩ nội khoa, nội tiết, chuyên gia về dinh dưỡng.
Điều dưỡng: chăm sóc trong bệnh viện và hướng dẫn việc chăm sóc tại nhà. Nhân viên y tế khác: bác sĩ vật lý trị liệu, chuyên khoa bàn chân, dược sĩ, bảo hiểm xã hội... Sự hợp tác chặt chẽ của bệnh nhân và sự ủng hộ của người thân, gia đình, bạn bè.
Người tiểu đường cần quan tâm đặc biệt tới chế độ dinh dưỡng
Điều trị tiểu đường cần phải có: chế độ dinh dưỡng hợp lý, rèn luyện cơ thể, chương trình huấn luyện bệnh nhân, thuốc giảm đường huyết khi cần thiết (thuốc uống, insulin).
7. Làm gì để phòng tránh bệnh tiểu đường?
1. Phòng tránh thừa cân, béo phì: dựa vào chỉ số BMI (chỉ số khối của cơ thể). BMI =Cân nặng: (Chiều cao x Chiều cao) (trong đó cân nặng tính bằng kg, chiều cao tính bằng mét). Chỉ số này nên giữ trong khoảng 18,5 - 23. Vòng eo: nam < 90 cm, nữ < 80 cm. Tỷ lệ mỡ cơ thể: nam < 25%, nữ < 30%.
Tập thể dục nhẹ nhàng rất tốt để phòng bệnh tiểu đường
2. Gia tăng hoạt động thể lực: chơi thể thao hơn 30 phút trong hầu hết các ngày. Tập thể dục khoảng 1 giờ/ngày trong hầu hết các ngày. Năng động trong mọi hoạt động, bước khoảng từ 5.000 - 10.000 bước chân/ngày.
3.Dinh dưỡng hợp lý:
- Ăn đa dạng: nên ăn trên 20 loại thực phẩm (Trong đó nên có 13 loại rau mỗi ngày với 5 màu sắc khác nhau) mỗi ngày bằng cách ăn các món ăn hỗn hợp, có nhiều món trong một bữa ăn và món ăn nên thay đổi trong ngày, giữa các ngày, theo mùa... Nên hạn chế ăn những thức ăn cung cấp năng lượng rỗng như đường, nước ngọt, kẹo...
Ăn đúng cách, đủ các chất dinh dưỡng, đều các bữa để phòng bệnh tiểu đường
- Ăn chừng mực: không ăn bữa nào quá no hay quá đói, không ăn thứ gì quá nhiều.
Ăn thức ăn nguyên vẹn, gần với thiên nhiên để ít bị mất đi các thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn.
8. Những lời khuyên giúp phòng bệnh tiểu đường
* 1. Tập thể dục
Một nghiên cứu ở Phần Lan phát hiện ra rằng những người tập thể dục khoảng 35 phút mỗi ngày có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường ít hơn 80% so với người không tập thể dục. Nguyên nhân là do tập thể dục giúp tăng cường tiêu thụ insulin trong các tế bào và giúp di chuyển đường trong máu vào trong các tế bào.
Theo một nghiên cứu khác cho phụ nữ tập thể dục nhiều hơn một lần một tuần giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường đến 30%.
* 2. Ăn ít carbohydrate
Những người mắc bệnh tiểu đường vốn được chỉ định hạn chế ăn nhiều carbohydrate. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng lượng carbohydrate cao làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.
Tháp thực phẩm ít carbohydrate
Để ngăn ngừa bệnh tiểu đường phát triển, bạn nên kiểm soát lượng thực phẩm chức carbohydrate một cách hợp lý.
* 3. Hạn chế thức ăn nhanh
Thức ăn nhanh có chứa tinh bột tinh chế, đường, muối và nhiều chất béo. Trong một nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà khoa học Minnesota (Mỹ), 3.000 người cân nặng bình thường, trong nhóm tuổi từ 18 đến 30 đã được theo dõi chặt chẽ.
Hạn chế thức ăn nhanh để phòng bệnh tiểu đường
Những người ăn thức ăn nhanh nhiều hơn hai lần một tuần đã phát triển gấp đôi tỷ lệ kháng insulin và tăng thêm 4,5kg trọng lượng so với những người ăn thức ăn nhanh ít hơn một lần một tuần. Do đó, thay vì thức ăn nhanh, bạn nên chọn các loại hạt hoặc trái cây cho cơn thèm ăn.
* 4. Ăn nhiều chất xơ
Nên làm phong phú chế độ ăn uống của bạn với các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ. Tránh hoặc giảm thiểu những thức ăn có tinh bột tinh chế. Lượng chất xơ cao và các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt giúp làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2.
Ăn nhiều chất xơ giúp ổn định đường huyết
Rau củ quả là thực phẩm nên có mặt hàng ngày trong thực đơn ăn uống của gia đình bạn.
* 5. Tránh thịt đỏ và thịt chế biến
Thịt đỏ như thịt bò chứa cholesterol khá cao, có thể đặt bạn vào nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường cao hơn. Do đó, không nên quá lạm dụng thịt đỏ.
Tránh ăn nhiều thị đỏ và thịt chế biến sẵn để phòng bệnh tiểu đường
Một nghiên cứu cho biết phụ nữ ăn thịt đỏ hàng ngày có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường cao hơn 29% so với phụ nữ ăn ít hơn một lần một tuần. Tương tự như vậy, ăn thực phẩm chế biến như hotdog làm tăng nguy cơ tiểu đường lên 43%.
* 6. Dùng bột quế
Các nhà khoa học tin rằng các hợp chất có trong bột quế có thể kích hoạt các enzyme kích thích hấp thụ insulin. Quế cũng giúp làm giảm cholesterol, triglyceride và các chất béo hiện diện trong máu, do đó làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.
* 7. Uống cà phê
Uống khoảng 4 đến 5 tách cà phê mỗi tuần thực sự giúp giảm nguy cơ của bệnh tiểu đường đến 29 %. Các nhà nghiên cứu tại Harvard cho biết con số này sau khi nghiên cứu 126.210 phụ nữ uống cà phê.
Các nhà khoa học cho rằng caffeine có thể giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Ngoài ra, cà phê có chứa chất chống oxy hóa , kali và magiê giúp hấp thụ đường của các tế bào.
* 8. Tránh căng thẳng
Stress cũng có thể làm tăng lượng đường trong máu do nó làm tăng nhịp tim và tỷ lệ hô hấp của cơ thể. Vì thế, bạn nên thư giãn suốt cả ngày trong mọi hoạt động mà bạn tham gia. Bạn có thể áp dụng một số kỹ thuật quản lý căng thẳng như yoga hay thiền định để bắt đầu ngày mới. Giữ tinh thần thoải mái, tích cực để phòng bệnh tiểu đường
Hít thở sâu bất cứ khi nào bạn bắt đầu thấy căng thẳng. Khi điều này trở thành thói quen, bạn có thể ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh tiểu đường.
* 9. Không hút thuốc lá.
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch. Vì thế người có nguy cơ mắc đái tháo đường muốn phòng bệnh thì nên bỏ thuốc.
Muốn phòng bệnh tiểu đường tuyệt đối không được hút thuốc
* 10. Nên chú ý tới dấu hiệu bất thường của cơ thể
Nếu đang ở giai đoạn cửa sổ hay tiền đái tháo đường thì người bệnh cần có kế hoạch kiểm soát tốt để không tiến triển thành bệnh. Tiền đái tháo đường là tình trạng đường huyết cao hơn mức bình thường, nhưng chưa đủ để chẩn đoán bệnh (đường huyết lúc đói 5,6-7 mmol/l). Nếu không can thiệp có đến một phần ba bệnh nhân tiền đái tháo đường có thể tiến triển thành bệnh.
Người có các biểu hiện như: thường xuyên khát, uống nước liên tục, đi tiểu thường xuyên, nhanh đói dù ăn nhiều, sụt cân, người mệt mỏi, thị lực giảm, đau bụng… thì cần nghĩ đến bệnh tiểu đường, nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Tất cả những người trên 45 tuổi, người trẻ có tiền sử gia đình về bệnh tiểu đường cần kiểm tra lượng đường trong máu mỗi 2 năm 1 lần. Bằng cách này, bạn có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa tích cực nếu có nguy cơ mắc các loại tiền tiểu đường.
9. Ăn gì để phòng bệnh tiểu đường
Nên giảm ăn thịt, tăng cường ăn cá, tuần 2-3 lần; thịt thì nên chọn loại không có mỡ, thịt gia cầm thì loại bỏ da vì trong da có nhiều cholesterol... là một số lưu ý để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Ăn uống lành mạnh để phòng bệnh tiểu đường
Trong đó, bữa ăn cần cân đối 4 nhóm thực phẩm (đạm, đường, tinh bột, vitamin và khoáng chất); phối hợp nhiều loại thực phẩm.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia: nên duy trì bữa ăn truyền thống của người Việt gồm: cơm, rau và cá, không ăn nhiều thịt, không nhiều béo. Trong bữa ăn cũng nên ăn nhiều loại rau gia vị giàu vitamin, khoáng chất và các yếu tố chống ôxy hóa.
Cụ thể:
- Ăn nhiều rau, quả (Đảm bảo ăn ít nhất 400 g mỗi người mỗi ngày) hoặc sử dụng thường xuyên các loại hạt họ đậu, vừng, lạc. Ăn ít hoa quả có độ đường cao.
- Nên tăng cường ăn thực phẩm tươi và các món luộc.
- Chú ý không ăn thừa muối, không nên ăn quá 5 g/người/ngày. Hạn chế cho muối và gia vị chứa nhiều muối vào thực phẩm khi nấu ăn, hạn chế chấm thức ăn vào muối và gia vị chứa nhiều muối.
Tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường
- Chọn gạo lứt, gạo lật nảy mầm hoặc gạo xát rối, bánh mì đen.
- Nên giảm bớt ăn thịt, tăng cường ăn cá, tuần 2-3 lần. Thịt thì nên chọn loại không có mỡ, thịt gia cầm thì nên loại bỏ da vì trong da có nhiều cholesterol.
- Chọn sữa gầy (sữa tách béo), sữa đậu nành, đậu tương hoặc các loại phô mai ít béo.
- Uống nước chè, nụ vối…, không nên uống các loại nước ngọt.
- Dùng dầu thực vật để chế biến.
- Không ăn quá nhiều các thức ăn có năng lượng cao, hạn chế sử dụng thức ăn có hàm lượng đường nhiều (bánh, kẹo, mứt...).
Chúc các bạn luôn có sức khỏe tốt và tràn đầy niềm tin trong cuộc sống!
Khỏe Mới Vui - Phòng Bệnh Tiểu Đường
0 comments:
Đăng nhận xét