Thứ Tư, 10 tháng 5, 2017

Chùm ngây chứa hơn 90 chất dinh dưỡng tổng hợp bao gồm 7 loại vitamin, 6 loại khoáng chất, 18 loại acid amin, 46 chất chống ôxi hóa, liều lượng lớn các chất chống viêm nhiễm, các chất kháng sinh, kháng độc tố, các chất giúp ngăn ngừa và điều trị ung thư, u xơ tiền liệt tuyến, giúp ổn định huyết áp, hạ cholesterol, bảo vệ gan.

Cây chùm ngây chứa nhiều khoáng chất quan trọng, giàu chất đạm, vitamin, beta-caroten, acid amin và nhiều hợp chất phenol. Cây chùm ngây cung cấp một hỗn hợp gồm nhiều hợp chất quý hiếm như zeatin, quercetin, alpha-sitosterol, caffeoylquinic acid và kaempferol.

Các quốc gia đang phát triển sử dụng chùm ngây như dược liệu kết hợp chữa hàng trăm loại bệnh hiểm nghèo, bệnh thông thường như phòng và trị ung thư, tiểu đường, thiếu máu, còi xương, tim mạch, kinh phong, sưng tấy, viêm nhiễm, mỡ máu, đau dạ dày, ngừa thai, ung loét, lão hóa, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh.

1. Đặc điểm và cách trồng cây chùm ngây

Cây chùm ngây rất dễ trồng, có thể trồng từ hạt, hom cành, hom củ và trồng được quanh năm. Vùng thiếu nước nên trồng vào mùa mưa, tức khoảng tháng 4, tháng 5. Cây được trồng nhiều ở những vùng đất khô hạn khắc nghiệt nhiệt đới hoặc bán nhiệt đới. Cây chuộng đất ráo nước, nhiều cát, dù là đất xấu cũng dễ mọc, chịu được hạn hán, ưa nắng, hầu như không bị sâu bệnh hại do đó chăm sóc cây không cần điều kiện gì đặc biệt về phân bón và nước tưới.

Tuy nhiên cây không chịu được úng ngập và dễ chết nếu không được thoát nước tốt. Biểu hiện ban đầu của sự dư nước dưới rễ chùm ngây là trên lá cây xuất hiện những đốm trắng, khi đó người trồng cây cần ngưng tưới hoặc tìm cách thoát nước cho cây.

Gỗ chùm ngây khá mềm, giòn nên thân cành dễ bị gãy trong mưa bão. Do đó nếu trồng cây để khai thác sử dụng người trồng thường cắt ngọn cây khi đạt độ cao nhất định, vừa tiện thu hái; vừa kích thích cây đâm tược, nảy cành theo cấp số nhân như tán dù; vừa hạn chế thiệt hại do gãy đổ.
 
2. Công dụng của cây chùm ngây

Hầu hết các bộ phận như lá, hoa, quả, hạt, rễ, thân của cây chùm ngây đều hữu dụng với con người. Bằng cách canh tác chùm ngây, nhà nông có thể cải thiện đất xấu. Lá, hoa và quả non của chùm ngây, với rất nhiều dinh dưỡng và nguyên tố vi lượng, được dùng làm thực phẩm cho người và gia súc, giúp xóa đói giảm nghèo, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, chống suy dinh dưỡng trẻ em tại các quốc gia đang phát triển.

Trong ẩm thực, lá non và thậm chí cả lá già của chùm ngây được sử dụng để nấu canh với thịt, tôm, nấm hoặc nấu suông (mùi vị tương tự rau ngót), trộn salad, ăn sống, xào thịt, trứng, xay nhuyễn thành nước sinh tố. Lá chùm ngây phơi khô tán bột có thể để rất lâu mà không mất dinh dưỡng, sử dụng cho nhiều món ăn như cháo, bột trẻ em, nhào bột bánh, pha nước uống.

Hoa chùm ngây có nhiều mật ngọt và giàu dinh dưỡng, làm rau hoặc phơi khô dùng nấu lấy nước uống như một loại trà. Trái non được dùng xào, nấu canh, hầm xương, ninh súp như đậu cô ve và cho hương vị gần tương tự măng tây.

Khi già, hạt chùm ngây có thể rang ăn như đậu phộng. Rễ non của cây ăn sống hoặc làm gia vị như cải ngựa (mù tạt).

Chú ý: Phụ nữ có thai không nên ăn rau chùm ngây!
Tuy nhiên tương tự rau ngót, lô hội, hạn chế sử dụng rau và các chế phẩm từ chùm ngây cho phụ nữ có thai. Khi có thai, hormon thai nghén là progesterone bài tiết làm mềm tử cung khiến cơ tử cung không co bóp. Còn alpha-sitosterol trong rau chùm ngây gây co cơ trơn tử cung và làm sẩy thai.
Chính vì thế, phụ nữ có thai, nhất là người đang mang thai giai đoạn đầu không nên sử dụng chùm ngây để giữ an toàn cho thai nhi và bà mẹ.

- Không nên ăn quá nhiều rau chùm ngây vì loại cây này có nhiều dưỡng chất, hàm lượng vitamin C và canxi. Nếu ăn nhiều dẫn đến thừa canxi, vitamin C, gây những hậu quả xấu cho sức khỏe.
- Tránh ăn chùm ngây vào buổi tối để đảm bảo giấc ngủ của bạn vì chùm ngây gây mất ngủ.

3. Cách chế biến và các món ăn với chùm ngây

Khi nấu canh rau chùm ngây chỉ cần vừa chín tới để bảo tồn tốt nhất dưỡng chất, không cần nhiều rau vì lượng dinh dưỡng trong rau rất cao, nêm ít gia vị, không cần hoặc cần rất ít mì chính vì rau có vị ngọt đậm tự nhiên.


* Canh rau chùm ngây
Nguyên liệu:
– 200gr rau chùm ngây
– 200gr thịt nạc (hoặc tôm, tép, cá…)
– Gia vị: dầu ăn, hành, bột canh.
Cách làm:
Phi hành lên cho thơm, cho thịt băm (hoặc tôm, tép, cá… ) vào đảo đều. Khi thịt săn lại, cho nước vào nồi đun sôi, cho rau chùm ngây vào, nêm mếm gia vị (không cần hoặc cần rất ít bột ngọt vì rau đã có vị ngọt tự nhiên), khi canh vừa sôi lại thì tắt lửa vì rau rất mau chín, để sôi lâu sẽ mất chất dinh dưỡng.
Vậy là chúng ta đã có món canh rau chùm ngây ngon cho gia đình mình. Vị ngọt của thịt, vị bùi của rau chùm ngây khiến nước canh ngọt đậm đà nhưng vẫn thanh mát.

* Lạ miệng với rau chùm ngây xào thịt, xào trứng
Rau chùm ngây không chỉ ngon khi nấu canh mà đem xào với thịt cũng vô cùng hấp dẫn.
Rau chùm ngây có tác dụng kích thích tiêu hóa, nhiều vitamin A, vitamin C, tốt cho tim và tuần hoàn… vì thế bạn hãy thay đổi thực đơn cho gia đình mình bằng món rau chùm ngây xào thịt bò nhé. Món ăn này rất lạ miệng mà mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng. Bạn có thể tham khảo cách làm rau chùm ngây xào thịt dưới đây.
Nguyên liệu:
– 200gr rau chùm ngây
– 200gr thịt
– Gia vị: dầu ăn, tỏi băm, bột canh, hạt nêm, bột ngọt, tiêu.
Cách làm:
Rau chùm ngây tuốt lá, rửa sạch. Thịt rửa sạch, thái miếng mỏng, ướp với tỏi, hạt nêm, tiêu trong khoảng 15 phút cho ngấm gia vị.
Phi thơm tỏi với dầu ăn, cho thịt vào xào với lửa lớn. Thịt chín trút ra đĩa.
Cho tiếp dầu vào chảo, cho rau chùm ngây vào xào nhanh tay. Thấy rau chín, cho thịt trong đĩa vào đảo đều, nêm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp. Cho thức ăn ra đĩa, rắc chút tiêu lên, dùng nóng với cơm rất ngon miệng. Rau chùm ngây xào thịt chắc chắn sẽ đem lại cho cả nhà bữa ăn thú vị.
Hoặc bạn có thể áp dụng cách tương tự để xào rau chùm ngây với trứng

4. Những công dụng khác trong hỗ trợ chữa bệnh của chùm ngây

Tiến sĩ Hồ Thu Mai – Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Đa khoa Vinmec cho biết:
Các bộ phận của cây chưa nhiều khoáng chất quan trọng và là nguồn cung cấp chất đạm, vitamin, Beta – carotene, acid amin và nhiều hợp chất phenolics…. Cụ thể:

* Rễ cây chùm ngây
- Chống co giật, chống sưng và giúp cho con người lợi tiểu.
- Ở một số nơi còn dùng nước uống của chùm ngây để ngăn ngừa việc có thai. (rễ cây chùm ngây còn tươi rửa sạch băm nhỏ nấu với 2 lít nước, nấu còn nửa lít thuốc, chia uống 2 lần trong ngày)
- Giúp loại bỏ sạn thận loại Oxalate.
- Vỏ rễ dùng sắc lấy nước trị đau răng, đau tai…
- Rễ tươi của cây chùm ngây non dùng trị nóng sốt, phong thấp, sưng gan và lá lách…
* Vỏ thân cây chùm ngây
- Trị nóng sốt, đau dạ dày, sâu răng…
- Nhiều trường hợp đưa vỏ thân cây chùm ngây vào tử cung để gây giãn nở, phá thai.
* Lá cây chùm ngây
- Giã nát lá đắp lên vết thương giúp trị sưng và nhọt. Lá cũng có thể trộn với mật ong để đắp lên mắt trị sưng đỏ.

* Hạt cây chùm ngây
- Dầu được chế từ hạt chùm ngây trị phong thấp
- Hạt chùm ngây giúp trị táo bón, mụn cóc và giun sán.
- Ngoài ra, hạt chùm ngây còn có tác dụng lọc nước. Hạt có chứa các hợp chất “đa điện giải” tự nhiên có thể dùng làm chất kết tủa để làm trong nước.
* Lưu ý khi ăn rau chùm ngây
Tiến sĩ Hồ Thu Mai cũng khuyến cáo, bất cứ loại thực phẩm nào khi đưa vào thực đơn bữa cơm cũng cần cân nhắc về số lượng và chất lượng. Nên ăn đa dạng các loại thực phẩm để cân bằng dinh dưỡng. Ăn quá nhiều một loại trong thời gian dài sẽ không tốt. Rau chùm ngây cũng không ngoại lệ.

Khỏe Mới Vui tổng hợp - Công Dụng Và Các Món Ăn Ngon Từ Chùm Ngây

0 comments:

Đăng nhận xét

Học viện Hạnh Phúc Mỗi Ngày

Học viện Hạnh Phúc Mỗi Ngày
Đăng ký để học Miễn Phí những khóa học giúp bạn Hạnh Phúc hơn

Bí quyết LẮNG NGHE để HẠNH PHÚC, BÌNH AN

Bí quyết LẮNG NGHE để HẠNH PHÚC, BÌNH AN
ĐÔI TAI KIM CƯƠNG - Thấu hiểu, sâu sắc, tâm đầu ý hợp

Bài viết phổ biến

Tất cả các bài viết

Nuôi Dạy Con Kiệt Xuất

Làm Mẹ Không Stress

Làm Mẹ Không Stress
Mẹ Bình An, Con Hạnh Phúc