Thứ Tư, 10 tháng 5, 2017

Bưởi (danh pháp: Citrus maxima, hay Citrus grandis L.), là một loại quả thuộc chi Cam chanh, thường có màu xanh lục nhạt cho tới vàng khi chín, có múi dày, tép xốp, có vị ngọt hoặc chua ngọt tùy loại.
Bưởi có nhiều kích thước tùy giống, chẳng hạn bưởi Đoan Hùng chỉ có đường kính độ 15 cm, trong khi bưởi Năm Roi, bưởi Tân Triều (Biên Hòa), bưởi da xanh (Bến Tre) và nhiều loại bưởi khác thường gặp ở Việt Nam, Thái Lan có đường kính khoảng 18–20 cm.
 
Bưởi tiếng Anh gọi là Pomelo, tuy nhiên nhiều từ điển ở Việt Nam dịch bưởi ra thành grapefruit, thực ra grapefruit là tên gọi bằng tiếng Anh của bưởi chùm (Citrus paradisi) - loại cây lai giữa bưởi và cam, có quả nhỏ hơn, vỏ giống cam, mùi bưởi, ruột màu hồng, vị chua hơi đắng.

Quả bưởi và bòng là 2 trái khác nhau. So với quả bưởi, bòng nhỏ và tròn hơn. Nếu đường kính trái bưởi là 18–20 cm thì trái bòng có kích thước trung bình nhỏ hơn khoảng 13–15 cm. Hạt quả bòng nhỏ hơn nhưng lại dày hơn của trái bưởi, tép cũng nhỏ hơn. Về mùi vị, trái bưởi có mùi thơm nhẹ nhàng, ngọt ngào hơn. Ngoài ra, so với trái bưởi, bòng chua hơn nhiều và so với vị thanh và ngọt của trái bưởi.
Bưởi là một trong những trái cây chứa nhiều vitamin, nó không chỉ dễ ăn, vị ngọt mát mà còn chứa rất ít calorie, bưởi còn giúp bạn có được làn da đẹp và có tác dụng bổ dưỡng cơ thể, phòng và chữa một số bệnh như cao huyết áp, đau dạ dày, tiểu đường... Bưởi có chứa đường, phốt pho, sắt, caroten, vitamin B1, B2, C, PP và tinh dầu nằm ở vỏ, thành phần chủ yếu là xitronelol. Hạt bưởi chứa một loại este, dầu, prôtit, chất xơ... Chất glucôxit trong vỏ bưởi có tác dụng chống viêm, chống vi trùng; nước quả tươi có thể làm hạ đường trong máu.

Bưởi là loại quả xuất hiện nhiều ở mùa thu đông. Bưởi có vị ngọt, bên trong có chứa rất nhiều dưỡng chất, thích hợp ăn vào mùa thu đông hanh khô. Trong đông y cho rằng bưởi có công hiệu lợi cho dạ dày, là thực phẩm tiêu hóa, trị hen suyễn, giải rượu. Theo nghiên cứu phát hiện, bưởi còn chứa nhiều thành phần chất như protein, chất béo, carbohydrate, chất xơ, hàm lượng vitamin C phong phú, vitamin B2, viatamin P, carotene, insulin… và nguyên tố vi lượng như canxi, kali, phốt pho, sắt… nên rất có lợi cho cơ thể.  
Do trong trái bưởi có chứa chất kali rất phong phú, cho nên là loại trái cây trị liệu lí tưởng cho những người mắc bệnh thận, và bệnh về mạch máu não, hơn nữa trong tép bưởi tươi có chứa thành phần chất như insulin, cũng là một loại thực phẩm lý tưởng cho những người mắc bệnh tiểu đường.

Vitamin P trong trái bưởi có thể tăng cường chức năng của các lỗ chân lông trong da, giúp mau lành những viết thương ở ngoài da, hơn nữa hàm lượng calo trong trái bưởi ít, nó có thể giúp giảm béo, có tác dụng làm đẹp da.

Rất phù hợp với nguyên tắc “đẹp tự nhiên” của chị em, là loại hoa quả thích hợp nhất cho sự chọn lựa của các bạn gái trong mùa thu đông. Hàm lượng vitamin C trong trái bưởi là chất hóa học của quả trong tự nhiên có thể giảm làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu của cơ thể, đồng thời còn có lợi cho việc hấp thụ canxi, sắt giúp tăng cường thể chất.

Vỏ bưởi có tác dụng thúc đẩy sự lưu thông máu, cải thiện quá trình trao đổi chất, ngoài ra sự khuyếch tán hương vị còn có thể loại bỏ mệt mỏi và giảm bớt căng thẳng. Ngoài ra, lượng vitamin C và chất keo phong phú trong tép bưởi có tác dụng dưỡng ẩm cho da và giữ nước cho cơ thể, ngăn chặn các nếp nhăn và chân chim.
 
Thường xuyên ăn bưởi, có tác dụng hỗ trợ việc trị liệu đối với các bệnh nhân cao huyết áp, bệnh tiểu đường, bệnh xơ cứng động mạch, có công dụng giúp giảm béo. Ngoài ra, vỏ bưởi có chứa chất glycosides mang hoạt tính sinh lý, có thể tăng độ lưu thông cho máu, giảm thiểu sự hình thành của huyết khối, chính vì vậy có tác dụng phòng bệnh tắc nghẽn mạch máu não.
Trong bưởi có chứa "quinine", rất hữu ích trong việc điều trị bệnh sốt rét và chứng cảm lạnh. Đặc biệt, có khả năng giảm căng thẳng và mệt mỏi. Chỉ bằng cách đơn giản sau, bạn hãy uống một cốc nước ép bưởi lẫn với nước chanh vắt, sẽ thấy ngay hiệu quả.
 
Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn bưởi giúp tiết nước bọt và dịch vị, vì thế có khả năng "hỗ trợ" hệ tiêu hoá. Bạn có thể ăn bưởi hay uống nước ép từ bưởi đều đem lại hiệu quả cao trong việc ngăn chặn và hay "ứng phó" với nhiều căn bệnh khác có liên quan do việc dư thừa axit gây nên.

Hấp dẫn hơn nữa là khi các nhà khoa học đã minh chứng rằng bưởi có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, do có chứa một lượng lớn lycopene (chất chống oxy hoá).
 
Không chỉ dừng lại ở đó, người ta còn tìm thấy trong bưởi có chứa axit phenolic, chất này có thể ngăn chặn một số bệnh ung thư chết người, và các bệnh mãn tính khác như bệnh viêm khớp, bệnh luput.
 
Ăn bưởi hàng ngày giúp bệnh nhân bị thấp khớp, ban đỏ hoặc viêm nhiễm giảm thiểu cơn đau nhức, do các chất sinh hoá học trong bưởi có khả năng khống chế những tác nhân gây nên sự đau đớn.
 *Tuy nhiên, dưới đây là một số lưu ý khi ăn bưởi.

1. Bệnh nhân tiêu chảy có hệ tiêu hóa kém không nên ăn bưởi
 
Bưởi có tính lạnh, khiến cho người bị tiêu chảy ăn vào sẽ càng nghiêm trọng. Do vậy, nếu trong người yếu thì không nên ăn nhiều bưởi. Thông thường người ta chỉ dùng bưởi để hạ nhiệt, hạ quá mức cũng sẽ gây ra triệu chứng đau bụng...
 
2. Không được ăn bưởi khi uống một số loại thuốc
 
Bệnh nhân có lượng mỡ trong máu cao nếu dùng một cốc nước ép bưởi để uống một viên thuốc giảm béo thì có thể dẫn đến hiện tượng đau cơ, thậm chí là dẫn đến bệnh về thận.
 
Một số bệnh nhân trong thời kỳ sử dụng thuốc chống dị ứng nhất định, nếu ăn bưởi hoặc là uống nước ép bưởi, nhẹ thì có thể gây ra đau đầu, tim đập mạnh, loạn nhịp tim…, nghiêm trọng có thể dẫn đến đột tử. Ngoài ra, còn một số thành phần khi kết hợp với bưởi có thể gây ra tác dụng phụ như: Dung dịch Cyclosporine, chất caffeine, canxi đối kháng, Cisapride... Uống một cốc nước ép bưởi, cùng với các thành phần có chứa trong thuốc có thể gây ra tác dụng phụ nếu sử dụng cùng nhau trong vòng 24 giờ đồng hồ.
Do vậy, các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng, bệnh nhân đang sử dụng thuốc, đặc biệt là người già, tốt nhất là không nên ăn bưởi và uống nước ép từ bưởi. Dù ăn hoặc uống nước ép bưởi vài giờ trước hoặc sau khi bạn uống thuốc vẫn có thể còn nguy hiểm, vì vậy tốt nhất là tránh hoặc hạn chế loại thực phẩm này.
 
Chú ý

Người uống bia, rượu hoặc các loại nước uống có chứa ethanol. Những đối tượng kể trên muốn đảm bảo an toàn thì sau 48 giờ thôi không dùng thuốc (hút thuốc, uống rượu..) mới được ăn bưởi hoặc uống nước bưởi, bởi vì trong nước bưởi có chứa chất Puranocoumarin làm tăng giáng hoá Cyt P450 (men ruột) gây nên những tác dụng như: Làm thay đổi tác dụng của thuốc hoặc làm tăng độc tính của thuốc, của nicotin, ethanol, hại cho sức khoẻ.
 
Khỏe Mới Vui - Công Dụng Và Giá Trị Dinh Dưỡng Của Quả Bưởi

0 comments:

Đăng nhận xét

Học viện Hạnh Phúc Mỗi Ngày

Học viện Hạnh Phúc Mỗi Ngày
Đăng ký để học Miễn Phí những khóa học giúp bạn Hạnh Phúc hơn

Bí quyết LẮNG NGHE để HẠNH PHÚC, BÌNH AN

Bí quyết LẮNG NGHE để HẠNH PHÚC, BÌNH AN
ĐÔI TAI KIM CƯƠNG - Thấu hiểu, sâu sắc, tâm đầu ý hợp

Bài viết phổ biến

Tất cả các bài viết

Nuôi Dạy Con Kiệt Xuất

Làm Mẹ Không Stress

Làm Mẹ Không Stress
Mẹ Bình An, Con Hạnh Phúc