Virus và vi khuẩn đều là những nguyên nhân gây bệnh chủ
yếu khi hệ miễn dịch của con người bị suy yếu. Chúng ta nên biết rõ sự
khác nhau giữa virus và vi khuẩn để có cách phòng và điều trị bệnh hợp
lý khi bị bệnh do vi khuẩn hoặc virus gây ra.
1. Virus (Vi rút) là gì
Vi
rút là những sinh vật nhỏ li ti, muốn nhìn thấy chúng phải nhờ kính
hiển vi điện tử. Vi rút lớn lên và phát triển chỉ khi chúng sống trong
tế bào sống. Sống ngoài tế bào sống, vi rút sẽ tự hủy diệt, không thể
phát triển, trừ khi chúng sống trong tế bào động vật, thực vật hay vi
khuẩn. Vi rút gây bệnh cho người và vật do thở hay nuốt vào, đột nhập
vào lỗ hổng trên da.
Virus bao gồm vật liệu di truyền (DNA hoặc
RNA) bao quanh bởi một lớp phủ bảo vệ của protein. Có khả năng bám vào
các tế bào và nhận được bên trong chúng.
Virus
có thể xâm nhiễm vào tất cả các dạng sinh vật, từ động vật, thực vật
cho tới vi khuẩn và vi khuẩn cổ. Virus được tìm thấy ở hầu hết mọi hệ
sinh thái trên Trái Đất và là dạng có số lượng nhiều nhất trong tất cả
các thực thể sinh học. Một virus có kích thước trung bình vào khoảng
1/100 kích cỡ trung bình của một vi khuẩn.
* Nguồn gốc của virus:
-
Dựa vào cấu tạo: Virut do sự kết hợp giữa các đại phân tử protêin và
axit nuclêic, nằm giữa ranh giới của vật thể sống và không sống.
-
Dựa vào lối sống kí sinh bắt buộc: Virut bắt nguồn từ một loại vi sinh
vật sống kí sinh thoái hóa dần các cơ quan không cần thiết.
- Dựa
vào cách nhân lên: Virut có thể là một đoạn gen hay một bào quan nào đó
đã tách ra hoạt động độc lập. khi kí sinh lại, chúng có thể nhân lên hay
xen cài vào nhiễm sắc thể của tế bào.
-
Theo thuyết tiến hóa: Từ các chất vô cơ dưới tác dụng của nhiệt độ cao,
áp suất lớn, và những thời kì địa chất lâu dài, khí hậu biến đổi, các
chất hữu cơ hình thành từ đơn giản đến phức tạp (CH4,CO2,NH3 ---> các
nucleotic ---> chuỗi nu ---> axít amin ---> protein --->
các dạng sống) dấu mốc quan trọng là sự hình thành các hạt côa-xéc-va có
màn bán thấm, có khả năng trao đổi chất với môi trường và có khả năng
sinh sản. Đây là một dạng sống khá giống với virút. Dần dần hoàn thiện, 1
phần là những con vi rút thời nay, phần còn lại tiến hóa thành những
dạng phức tạp hơn.
2. Vi khuẩn là gì
Vi khuẩn thuộc loại đơn bào,
có ở khắp mọi nơi, chỉ một giọt sữa chua là có thể chứa 100 triệu vi
khuẩn. Hầu hết các vi khuẩn sinh sản bằng cách phân bào ( một tế bào
tách làm đôi ). Vi khuẩn giữ vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa
của người và vật, giúp hóa mùn cây cối và súc vật chết, giúp cho tiến
trình lên men hiệu quả.
Có khoảng 40 triệu tế bào vi khuẩn trong một gram đất và hàng triệu tế bào trong một mm nước ngọt. Ước tính có khoảng 5×1030
vi khuẩn trên Trái Đất, tạo thành một lượng sinh khối vượt hơn tất cả
động vật và thực vật. Vi khuẩn có vai trò quan trọng trong tái chế chất
dinh dưỡng như cố định nitơ từ khí quyển và gây thối rữa sinh vật khác.
Trong
vùng dinh dưỡng quanh cách mạch nhiệt dịch và lỗ phun lạnh, vi khuẩn
cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sống bằng cách biến đổi
các hợp chất hòa tan như hydro sulphua và metan thành năng lượng, chúng
có thể phát triển mạnh ở nơi sâu nhất trên Trái Đất là rãnh Mariana. Các
nghiên cứu khác liên quan cũng chỉ ra rằng chúng có thể sống bên trong
các đá ở độ sâu 1900 feet bên dưới đáy biển và cách ngoài khơi bờ biển
tây bắc Hoa Kỳ.
3. Sự khác nhau giữa vi khuẩn và virus
Từ penicillin, nhiều nhà nghiên cứu đã tìm tòi ra vô vàn các loại kháng sinh khác nhau và đã xếp chúng thành nhiều nhóm dựa vào cấu tạo và cơ chế tác dụng đối với vi khuẩn.
Kháng sinh đối với virut thì như thế nào?
5. Virus và vi khuẩn lây lan như thế nào
- Một người bị lạnh có thể lây nhiễm vi khuẩn/virus bằng cách ho hoặc hắt hơi.
- Vi khuẩn hoặc virus có thể được lây lan bằng cách chạm hoặc bắt tay với người khác.
- Chạm vào thức ăn với bàn tay bẩn cũng sẽ cho phép virus hoặc vi khuẩn từ ngoài lây lan tới ruột.
-
Lây qua dịch cơ thể: như máu, nước bọt và tinh dịch, có thể chứa các
vi sinh vật, ví dụ bằng cách tiêm hoặc quan hệ tình dục (đặc biệt là các
bệnh nhiễm trùng do virus như viêm gan hoặc AIDS).
- Virus lây lan theo nhiều cách; virus thực vật thường được truyền từ cây này sang cây khác qua những loài côn trùng hút nhựa cây như rệp vừng; trong khi virus động vật lại có thể được truyền đi nhờ những côn trùng hút máu. Những sinh vật mang mầm bệnh như vậy được gọi là những vector.
Virus
cúm lan truyền thông qua ho và hắt hơi. Norovirus và rotavirus, nguyên
nhân chính của bệnh viêm dạ dày-ruột siêu vi, lây lan qua đường
phân-miệng và truyền từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc,
cũng như xâm nhập vào cơ thể qua thức ăn hay nước uống.
HIV
là một trong vài loại virus lây nhiễm thông qua quan hệ tình dục và
tiếp xúc với máu bị nhiễm bệnh. Mỗi virus chỉ có thể xâm nhiễm vào một
số dạng tế bào vật chủ nhất định, gọi là "biên độ vật chủ" (host range); biên độ này có thể rất hẹp hoặc rất rộng, tùy vào số lượng những sinh vật khác nhau mà virus có khả năng lây nhiễm.
Sự
xâm nhập của virus trong động vật đã kích hoạt một phản ứng miễn dịch
nhằm loại bỏ virus xâm nhiễm. Những phản ứng miễn dịch cũng có thể được
tạo ra bởi vắc-xin, giúp tạo ra miễn dịch thu được nhân tạo đối với một
virus xâm nhiễm nhất định.
Tuy nhiên, một số virus, bao gồm những loại gây ra AIDS và viêm gan siêu vi,
lại có thể trốn tránh những phản ứng trên và gây ra sự nhiễm bệnh mãn
tính. Đa phần các chất kháng sinh không có hiệu quả đối với virus, dù
vậy cũng đã có những loại thuốc kháng virus được phát triển.
6. Làm thế nào để tránh nhiễm trùng
- Rửa tay thật kỹ (thường là một trong những cách tốt nhất để tránh bị cảm cúm).
- Bắt tay với người bị cảm lạnh là nguy hiểm, do đó, tránh dụi mắt hoặc mũi của bạn sau đó.
- Thức ăn phải được nấu chín hoặc làm lạnh càng nhanh càng tốt.
- Rau và thịt phải được lưu giữ riêng và chuẩn bị trên thớt riêng biệt.
-
Khi bị cảm cúm, hoặc hắt hơi, sổ mũi cần chuẩn bị khăn giấy, khăn cá
nhân để ngăn chặn đưa virus, vi khuẩn ra ngoài môi trường. Cần luyện
thói quen ho vào cánh tay áo (nếu không có khăn giấy) và khạc nhổ vào
giấy vệ sinh rồi gói lại cho vào thùng rác.
-
Một số sinh vật bị giết khi thức ăn được nấu chín, nhưng chúng vẫn có
thể để lại các chất độc hại có thể gây ra tiêu chảy và nôn mửa. Hạn chế
ăn các thức ăn để qua đêm, vì dù đun sôi, vi khuẩn có thể chết, nhưng
độc tố gây bệnh do vi khuẩn tạo ra trong thực phẩm vẫn còn.
- Việc sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục làm giảm khả năng lây lan bệnh qua đường tình dục.
- Giữ phong cách sống và tinh thần tốt để có hệ miễn dịch khỏe mạnh.
7. Một số bệnh do vi rút gây ra và cách phòng bệnh
0 comments:
Đăng nhận xét