Mít là loại trái cây được rất nhiều người yêu thích vì nó ngon, ngọt và rất thơm. Nó có đầy đủ các vitamin và khoáng chất tự nhiên, các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin A, vitamin C, canxi, kali, sắt, thiamin, riboflavin, niacin, magneisum và nhiều chất dinh dưỡng khác.
Mít (danh pháp khoa học: Artocarpus heterophyllus) là loài thực vật ăn quả, mọc phổ biến ở Đông Nam Á và Brasil. Nó là cây thuộc họ Dâu tằm (Moraceae), và được cho là có nguồn gốc ở Ấn Độ và Bangladesh. Quả mít là loại quả quốc gia của Bangladesh. Mít ra quả vào khoảng giữa mùa xuân và chín vào giữa và cuối mùa hè (tháng 7-8).
Thành phần dinh dưỡng trong 100g mít
Mít dai: năng lượng: 48kcal, nước: 85,4g, protein: 0,6g, gluxit: 11,4g, canxi: 21mg, photpho: 28mg, sắt: 0,40mg, betacaroten: 180mg, vitaminC: 5mg,…
Mít mật: năng lượng: 62kcal, nước: 82,2g, protein: 1,5g, gluxit: 14,0g, canxi: 21mg, photpho: 28mg, sắt: 0,40mg, betacaroten: 80mg, vitaminC: 5mg,…
(Nguồn: Bảng thành phần dinh dưỡng thức ăn Việt Nam).
Ngoài ra cả 2 loại mít đều rất giàu các vitamin B1, B2, PP… Nhiều nghiên cứu cho thấy thức ăn giàu kali sẽ giúp làm giảm huyết áp, mà trong mít lại chứa khá nhiều kali, 100gam có tới 300 mg.
Trong mít còn có chứa nhiều chất phytonutrient (lignans, isoflavones và saponins) rất có lợi cho sức khỏe. Những chất này có đặc tính là chống lại ung thư, tăng huyết áp, viêm loét dạ dày và làm chậm lại tiến trình thoái hóa tế bào để đem lại sự tươi trẻ và sức sống cho làn da.
Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe của trái mít.
Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe của trái mít.
1. Tốt cho tiêu hóa
Mít rất giàu vitamin C tự nhiên. Vitamin C giúp tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể. Nó giúp để hỗ trợ sức mạnh tiêu hóa bình thường của cơ thể.
Mít cũng chứa các chất có thuộc tính chống loét và rối loạn tiêu hóa. Bên cạnh đó, mít cũng chứa rất nhiều chất xơ, vì vậy chúng giúp ngăn ngừa táo bón và đi tiêu dễ dàng hơn. Loại chất xơ này cũng có tác dụng loại bỏ các màng nhầy bám ở ruột, từ đó giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột già (đại tràng). Vì thế nếu bạn ăn mít sẽ giúp giữ cho cơ thể khỏe mạnh.
2. Ngăn ngừa ung thư
Mít rất giàu lignans và saponin, giúp ngăn ngừa bệnh ung thư. Nó có thể làm chậm – ngừa bệnh ung thư trong cơ thể do có khả năng loại bỏ những phân tử gốc tự do gây ung thư. Các chất dinh dưỡng này cũng giúp giữ cho làn da khỏe mạnh, làm chậm quá trình lão hóa ở phụ nữ.
3. Ngăn chặn các vấn đề về da
Mít rất giàu vitamin A. Đây chính là nguồn tự nhiên giúp tăng cường cấu trúc của làn da. Việc tiêu thụ mít với lượng điều độ mỗi ngày có thể làm sáng da của bạn. Nó cũng giúp ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng da khác nhau.
Mít rất giàu vitamin A. Đây chính là nguồn tự nhiên giúp tăng cường cấu trúc của làn da. Việc tiêu thụ mít với lượng điều độ mỗi ngày có thể làm sáng da của bạn. Nó cũng giúp ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng da khác nhau.
4. Giúp giảm huyết áp
Mít là loại trái cây rất giàu hàm lượng kali (303 milligram kali trong 100 gram mít), nên nó có tác dụng làm giảm mức huyết áp của cơ thể. Thường xuyên tiêu thụ mít có thể giữ cho huyết áp của bạn trong tầm kiểm soát. Mít cũng hỗ trợ ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh khác liên quan đến tim và đột quỵ.
5. Tốt cho sức khỏe của xương
Trong trái mít rất giàu magiê và canxi. Những khoáng chất này giúp cơ thể bạn ngăn chặn các nguy cơ viêm khớp và loãng xương. Tiêu thụ mít một cách thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa bệnh đau khớp ở phụ nữ.
6. Tốt cho sức khỏe của máu
Đây là một trong những loại hoa quả rất giàu chất sắt. Vì vậy, nó giúp ngăn ngừa các vấn đề thiếu máu ở phụ nữ. Mít giúp khắc phục tình trạng thiếu sắt trong cơ thể. Nó giúp thúc đẩy các tế bào hồng cầu hoạt động bình thường trong cơ thể.
7. Tốt cho các vấn đề về tuyến giáp
Trong những múi mít chín vàng có chứa một lượng đồng và các khoáng chất khác, giúp ngăn ngừa các vấn đề về tuyến giáp ở phụ nữ. Việc ăn mít điều độ và thường xuyên có khả năng giúp cơ thể sản xuất và hấp thụ hormone. Từ đó tránh sự mất cân bằng hormone trong cơ thể.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh rằng những người thường xuyên ăn mít sẽ có tuyến giáp khỏe mạnh hơn những người không/ không thường xuyên ăn. Mít giúp duy trì chức năng tuyến giáp hoạt động bình thường.
8. Tốt cho việc giảm cân
Mít tốt cho giảm cân, vì nó chứa ít calo hơn những loại trái cây khác. Nó không chứa bất kỳ loại chất béo bão hòa hoặc tinh bột. Điều này rất tốt cho việc giảm cân. Có rất nhiều phụ nữ đã xếp mít trong thực đơn - chế độ ăn uống giảm cân của mình.
9. Phòng ngừa chứng quáng gà
Mít chứa lượng vitamin A bằng lượng vitamin A của khoảng ¼ ly cà rốt nên loại trái cây này có khả năng phòng ngừa các bệnh về mắt như chứng quáng gà.
10. Hạt mít chứa nhiều protein và lipid
Trong hạt mít có chứa tới 70% tinh bột, 5,2% protein, 0,62% lipid, 1,4% các chất khoáng. Protein và lipid của hạt mít khô tuy chưa bằng gạo, nhưng hơn hẳn khoai, sắn khô.
Hạt mít có thể luộc chín để ăn, hoặc luộc lên rồi đem rang ăn vừa thơm lại vừa bùi... Nhiều nơi hạt mít còn được dùng để chế biến một số món ăn: hầm chân giò lợn, phơi khô giã bột làm bánh...
11. Các phần khác của mít cũng rất nhiều tác dụng
Không chỉ khi chín mít mới được ưa dùng như vậy, quả mít non cũng được người dân dùng như một loại rau củ để nấu canh, kho cá, trộn gỏi… Theo Đông y, các món ăn với mít non có nhiều tác dụng như: bổ tỳ, hòa can, tăng và thông sữa, thích hợp cho phụ nữ sau sinh bị ốm yếu, ăn kém, ít sữa.
Xơ mít có thể dùng muối chua như muối dưa (gọi là nhút). Các quả mít non còn dùng như một loại rau củ để nấu canh, kho cá, trộn gỏi… Hạt mít đem luộc, rang, nướng hay thổi với cơm ăn
12. Tăng cường sinh lực
Không chỉ khi chín mít mới được ưa dùng như vậy, quả mít non cũng được người dân dùng như một loại rau củ để nấu canh, kho cá, trộn gỏi… Theo Đông y, các món ăn với mít non có nhiều tác dụng như: bổ tỳ, hòa can, tăng và thông sữa, thích hợp cho phụ nữ sau sinh bị ốm yếu, ăn kém, ít sữa.
Hầu như tất cả các bộ phận của cây mít đều được dùng làm thuốc. Lá mít được dùng làm thuốc lợi sữa, chữa ăn uống không tiêu, tiêu chảy và trị cao huyết áp.
Xơ mít có thể dùng muối chua như muối dưa (gọi là nhút). Các quả mít non còn dùng như một loại rau củ để nấu canh, kho cá, trộn gỏi… Hạt mít đem luộc, rang, nướng hay thổi với cơm ăn
12. Tăng cường sinh lực
Mít được xem là trái cây tạo năng lượng nhờ sự hiện diện của các thành phần giống đường như fructose và sucrose- các chất giúp bạn lấy lại sinh lực ngay sau khi ăn.
Mặc dù mít là trái cây giàu năng lượng, nhưng nó không có chứa chất béo bão hòa hay các cholesterol nên đây là một trong những trái cây lành mạnh để thưởng thức.
Những ai không nên ăn nhiều mít?
- Những trường hợp gan nhiễm mỡ có kèm viêm gan vừa hoặc nặng, nên cẩn thận khi ăn những loại trái cây có chứa nhiều năng lượng và khó tiêu như sầu riêng, mít.
- Người có sức khỏe yếu khi ăn nhiều mít dễ bị đầy bụng, khó chịu, tim làm việc nhiều, có nguy cơ cao tăng huyết áp.
- Những người có bệnh mãn tính chỉ nên ăn thưởng thức mà thôi. Khi ăn mít, xoài cần làm sạch nhựa, nhai kỹ và không ăn vào buổi chiều tối. Với trẻ em và người cao tuổi nên cắt nhỏ hoặc nghiền nhuyễn”.
* Ăn thế nào là đúng
Quả mít là món ăn vặt khá được yêu thích vì trong mùa hè vì hương thơm và vị ngon ngọt của nó. Nhưng chúng ta không nên ăn quá nhiều mít vì loại quả này có tính nóng, nếu ăn nhiều sẽ khiến cơ thể bạn, đặc biệt là trẻ em nổi rôm, sảy, nhiệt miệng vô cùng khó chịu.
Vì thế, dù có muốn ăn thế nào, chúng ta cũng nên kiềm chế và ăn mít vừa phải, không nên ăn nhiều cùng lúc và liên tục. Nên hạn chế ăn mít nhất là lúc tiết trời oi bức.
Ăn mít nên ăn ở dạng sinh tố, vì sinh tố mít có lượng nước phù hợp giúp cơ thể dễ hấp thu và không bị nóng do thừa năng lượng. Chè mít, sữa chua mít, xôi xít, nộm mít non,.. cũng là những món ngon, hấp dẫn và bổ dưỡng.
Chú ý: Chọn quả mít chín tự nhiên, rõ nguồn gốc xuất xứ, còn nguyên quả, không bị dập nát, an toàn và đảm bảo chất lượng.
Khi chọn mít, nếu vỗ vào quả nghe tiếng kêu bình bịch, chắc tay là quả ngon, dùng tay ấn vào thấy mềm là mít chín. Mít có nhiều loại: mít mật, mít dai, mít nhão, mít tố nữ… giữa các loại mít có sự khác nhau về khối lượng, cũng như hương vị và độ ngọt. Mít mật màu vàng tươi, ăn giòn, vị ngọt đậm. Mít nhão hay mít tố nữ màu và vị thường nhạt hơn mít mật.
Khỏe Mới Vui - Công Dụng Và Giá Trị Dinh Dưỡng Của Mít
0 comments:
Đăng nhận xét