Thứ Tư, 10 tháng 5, 2017

Độ pH ở các cơ quan khác nhau trong cơ thể là không giống nhau. Máu của chúng ta cần ở mức hơi kiềm để có một sức khỏe ổn định và các mô cũng vậy. Ruột hay da nên ở mức hơi axit để các vi khuẩn có hại không thể xâm nhập. Dạ dày của chúng ta là nơi có mức axit cao nhất trong cơ thể (có độ pH từ 1.6 đến 2.4) do có axit HCl để tiêu hóa thức ăn, đặc biệt là protein. Độ pH trong nước bọt khá biến động nhưng cũng cần ở mức hơi kiềm.


1. Độ pH trong cơ thể là gì?

1. Trong hóa học cũng có sự phân chất gọi là axít và kiềm, là những hợp chất có chứa Hydro. Hydro là một trong hai nguyên tố đặc biệt đầu tiên được hình thành trong vũ trụ. Chúng ta ăn thức ăn, thực chất là ăn Hydro vì khả năng giải phóng ion Hydro sẽ tạo ra năng lượng nuôi tế bào.

2. Khả năng giải phóng ion Hydro được tính bằng đơn vị pH. Nước có pH=7 gọi là độ pH trung tính, nếu pH lớn hơn 7, chất đó gọi là kiềm, còn pH nhỏ hơn 7 chất đó gọi là axit. Axit và kiềm có đặc tính trái ngược nhau như dương và âm.

3. Cơ thể con người chiếm 70% trọng lượng là dịch lỏng chứa Hydro. Một người nặng 50kg, thì chứa 35kg dịch axit và kiềm. Vì thế nên vai trò của kiềm và axit rất quan trọng. Nguyên tố tạo kiềm di chuyển trong máu, còn nguyên tố tạo axit di chuyển lên não.



2. Vì sao cần theo dõi và cân bằng độ pH trong cơ thể?


Nguyên nhân là vì cơ thể của chúng ta chỉ có thể hoạt động ổn định với một biên độ pH rất nhỏ. Nếu độ pH trong máu rơi xuống quá mức 6.95, tức là trong máu quá ít oxy, tim sẽ đập chậm dần lại, tiến tới ngừng đập. Mặt khác, nếu độ pH trong máu tăng quá mức 7.7 thì sẽ gây ra hiện tượng co giật cơ bắp, tim sẽ bị co thắt dẫn đến ngừng đập.

a.  Nhân tố ảnh hưởng đến độ pH trong máu

* Chế độ ăn
Một chế độ ăn quá nhiều protein sẽ khiến cơ thể bị dư thừa axit. Bởi vì khi protein bị phân hủy sẽ sinh ra u-rê trong máu. U-rê sẽ làm cho thận thải ra quá nhiều nước, cùng với những khoáng chất tạo kiềm, khiến cơ thể mất cân bằng pH trở nên dư axit. Vì thế nếu tiêu thụ quá nhiều protein thì sẽ tạo điều kiện dư thừa axit trong máu.


Khoáng chất cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến độ pH. Thức ăn giàu các nguyên tố tạo kiềm như canxi, magie, kali làm tăng độ pH trong máu trong khi các thức ăn có nhiều photpho hay sulfua sẽ làm giảm độ pH trong máu. Do vậy nếu chúng ta tiêu thụ quá nhiều những thực phẩm như đường, gạo trắng, bột mì trắng, hóa chất dùng trong thực phẩm, thuốc chữa bệnh sẽ khiến máu bị nhiễm axit. Một mặt chúng chứa nhiều nguyên tố tạo axit, mặt khác chúng lại sử dụng hết những nguyên tố hóa học có khả năng tạo kiềm trong cơ thể để trung hòa axit do chính chúng sinh ra.



Ăn quá nhiều chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa (transfat - hình thành trong quá trình chiên, rán, quay, nướng...) cũng dẫn đến sự dư thừa axit trong máu.Vì chất béo không hòa tan trong nước, nếu thường xuyên ăn quá nhiều thực phẩm chất béo thì những cục chất béo không tan sẽ trôi nổi trong động mạch đi tới các mao mạch. Điều này sẽ làm tắc nghẽn các mao mạch, dẫn đến việc ngừng cung cấp chất dinh dưỡng và oxi, làm cho tế bào ở phần cuối mao mạch tắc nghẽn và chết. Tế bào chết đi, lại biến đổi thành axit.

* Điều kiện tâm sinh lý

Hoạt động của cơ thể luôn tạo ra các axit như axit sulphuric, axit acetic và axit lactic. Nếu thận yếu thì những axit này không thể bị đào thải, sẽ làm cho dịch cơ thể bị nhiễm axit.
Khi chúng ta bị căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra các hóc môn mang tính axit như cortisol hay adrenaline, cũng khiến máu bị nhiễm axit.

b. Tác động của sự dư thừa Axit đến cơ thể

Cơ thể chúng ta luôn có xu hướng axit hóa do những hoạt động của cơ thể như hô hấp, trao đổi chất hay tập thể dục. Khi đó, nếu thay vì bổ sung những thực phẩm tạo kiềm để tái cân bằng lại cơ thể mà chúng ta lại dùng thêm nhiều thức ăn tạo axit sẽ gây ra sự dư thừa axit trong máu, kéo theo nhiều hệ quả không tốt cho cơ thể.

-  Mệt mỏi

Làm việc quá nhiều, ăn quá nhiều thức ăn tạo axit mạnh như thịt sẽ làm tăng lượng CO2 trong máu, đồng thời làm tăng lượng H2CO3 trong máu, gây tổn thương đến trung tâm hô hấp và làm yếu nhịp thở. Thở yếu, làm giảm lượng Oxy vào cơ thể, dẫn đến thiếu Oxy cho việc chuyển hóa trong các tế bào, do đó gây ra mệt mỏi.

- Ức chế thần kinh
Khi máu trong cơ thể bị nhiễm axit, hệ thần kinh sẽ bị ức chế làm cho chúng ta không thể suy nghĩ, hành động một cách mạch lạc, thông suốt. Đồng thời, việc dư thừa axit cũng gây nên trạng thái tâm lý căng thẳng, uể oải cho chúng ta.


- Bệnh tật và Ung thư

Khi axit vào trong dịch ngoài bào sẽ giết chết các tế bào thần kinh nối liền với não bộ, rồi khi axit vào trong dịch nội bào sẽ phá hủy nhân tế bào. Hệ quả là dẫn đến các biểu hiện ban đầu như mệt mỏi, uể oải, dễ bị cảm lạnh và tiếp theo có thể là đau đầu, tức ngực, đau dạ dày.

Khi máu bị nhiễm axit thì cơ thể tích tụ những axit dư thừa ở một số vùng trong cơ thể, làm cho máu không còn khả năng duy trì được điều kiện kiềm nữa. Nếu xu hướng này cứ gia tăng, một số tế bào sẽ chết, và khi những tế bào này chết sẽ tự biến thành axit.

Tuy nhiên, một số thế bào thích ứng được với môi trường đó. Nói cách khác, thay vì chết như một số tế bào thông thường trong môi trường axit, một số tế bào vẫn sống sót và trở thành tế bào ác tính. Tế bào ác tính không phù hợp với chức năng của não và không phù hợp với mã hóa AND của cơ thể. Do đó, những tế bào ác tính phát triển không hạn định và vô tổ chức. Đây chính là tế bào ung thư.

3. Cách theo dõi độ pH trong cơ thể như thế nào?

Cách đơn giản và chính xác nhất để xác định được độ pH chính là thử nước tiểu bằng giấy quỳ. Nhúng giấy quỳ vào nước tiểu tầm 1-2 giây rồi đợi 10 giây. Sau đó hãy so sánh màu trên giấy quỳ với bảng màu đi kèm. Giấy quỳ càng đỏ chứng tỏ bạn càng dư axit, ngược lại nếu giấy quỳ càng xanh thể hiện bạn đang dư kiềm. Hãy nhớ rằng, độ pH nước tiểu phụ thuộc vào thức ăn bạn tiêu thụ.

Để có kết quả tốt nhất, hãy bỏ qua lần đi tiểu đầu tiên trong ngày. Do quá trình trao đổi chất từ đêm hôm trước, thường thì nó sẽ có xu hướng axit. Nếu mẫu nước tiểu đầu tiên trong ngày không ở mức axit không có nghĩa là bạn đang ổn. Trái lại, nó có thể là bạn đang không thải những chất axit cần thải ra ngoài. Vì vậy, để chính xác hơn, hãy thử mẫu nước tiểu của lần đi tiểu thứ 2 trong ngày và trước bữa ăn sáng.


Tuy vậy, kết quả của một lần thử vẫn chưa thể hiện được nhiều điều. Các bạn nên theo dõi kết quả trong 1 tuần để có thể xác định được mình đang ở đâu. Hãy ghi lại những kết quả này để xem chế độ ăn uống tác động thế nào đến cơ thể mình. Nếu bạn chuyển sang một chế độ nhiều thực phẩm kiềm hơn, chắc chắn bạn có thể nhận ra sự cải thiện. Sau một thời gian, bạn cũng sẽ không cần phải tốn công thực hiện các phép thử nữa, bạn sẽ biết rõ cơ thể mình thay đổi thế nào nếu thay đổi chế độ ăn.

Một điều quan trọng nữa bạn cần nhớ, đó là độ pH được đo dựa trên hệ logarit, có nghĩa là nếu độ pH tăng thêm 1 thì trên thực tế nó đã tăng thêm 10 lần. Nếu độ pH dịch chuyển từ 7 xuống 6, có nghĩa độ axit tăng 10 lần còn nếu từ 7 xuống 5 thì độ axit tăng thêm 100 lần và cứ như vậy. Ví dụ như cà phê có độ pH rơi vào khoảng 4, còn Soda là 2.

4. Axit và Kiềm trong thực phẩm

Khi đã biết mình đang ở đâu, nếu nằm ở khu vực an toàn, bạn hãy tiếp tục chế độ ăn của mình. Còn nếu thấy mình nằm ngoài khu vực an toàn, hẳn là bạn sẽ phải xem xét lại chế độ ăn của mình. Nếu bạn đang dư axit cần bổ sung thêm các thực phẩm tạo kiềm cũng như giảm bớt các thực phẩm tạo axit.


Một chế độ ăn được cho là lý tưởng khi bạn có thực phẩm tạo kiềm chiếm 60-80% trong thực đơn, 20-40% còn lại là thực phẩm tạo axit. Thực tế thì chúng ta cũng cần một số thực phẩm tạo axit để có được những chất dinh dưỡng thiết yếu. Ví dụ, các loại ngũ cốc hay đậu là thực phẩm hơi axit nhưng lại mang đến một nguồn đạm dồi dào.

Các bạn hãy nhớ rằng, không phải thực phẩm nào cũng tạo ra mức axit hay kiềm như nhau, nên chúng ta cần nắm rõ mức độ axit và kiềm của mỗi thực phẩm để có thể cân bằng 2 yếu tố này một cách dễ dàng và chính xác.


Một lần nữa, chúng ta hãy đồng ý với nhau rằng ăn uống là phải thoải mái, không nên gò bó quá mức. Ăn uống với một tâm lý căng thẳng, khắc khổ sẽ có hại hơn nhiều lần. Một chế độ ăn uống dư thừa axit mang lại rất nhiều bệnh tật có hại nhưng không có nghĩa bạn phải tránh xa các thực phẩm tạo axit. Thỉnh thoảng, hãy cứ thoải mái thưởng cho mình một chiếc bánh kem hay một cốc chè. Khi đã nắm rõ được các kiến thức dinh dưỡng, bạn hoàn toàn có thể làm chủ sức khỏe của chính mình. Người bác sĩ tốt nhất cho bạn luôn là chính bản thân bạn.


Trong 1 số trường hợp, người bệnh khi thử nghiệm độ pH thì vẫn có kết quả pH=7.4 vì các hệ thống trong cơ thể (gan, thận, các tuyến nội tiết…..) có khuynh hướng lọc, thải axít để đưa huyết dịch về trạng thái cân bằng tốt nhất (pH= 7.35 – 7.45).

Tuy nhiên do cơ thể ít vận động, hít thở không khí ô nhiễm, ăn uống thức ăn tạo nhiều axít……nhiều cơ quan, bộ phận trong cơ thể bị tắc nghẽn, trì trệ gây đau nhức, gây bệnh; và tại chính nơi đó huyệt dịch xuống thấp hơn pH=7.4

Nếu tình trạng kéo dài sẽ gây đau nhức (Đông Y bảo là “thống” thì “bất thông” và “thông” thì “bất thống”). Đau nhức mà không chữa gốc (áp dụng Thực Dưỡng, châm cứu, bấm huyệt, thoa bóp…) mà lại dùng thuốc trấn thống (hầu hết làm bằng hóa chất độc hại) của Tây Y (làm tê liệt thần kinh báo đau nhức) thì bệnh sẽ thành kinh niên và sau cùng nếu huyết dịch ngay nơi trì trệ đó xuống dưới pH=7.00 thì nơi đó xuất hiện Ung thư ! Và khi Ung thư mà không chữa gốc (ăn chay whole food / thực dưỡng) mà chữa ngọn (hóa trị, xạ trị….) thì sẽ di căn…..do chính tình trạng trì trệ của cơ thể tạo nên Ung thư mới trên cơ quan hay bộ phận khác trong cơ thể.

Kết luận: Những đồ ăn tạo axit (bánh ngọt, chè, kem) vẫn hấp dẫn hơn so với đồ ăn tạo kiềm (các loại rau xanh). Một chế độ ăn quá nhiều thực phẩm tạo axit sẽ làm suy yếu hệ thần kinh, gây ra các bệnh về thận, dạ dày hay các loại ung thư. Ngược lại, dư thừa kiềm trong máu lại gây kích thích mạnh trong hệ thần kinh, kéo theo đó là cảm giác bứt rứt, khó chịu rồi có thể dẫn đến sự co rút đột ngột của cơ bắp.

Chìa khóa để có một sức khỏe tốt chính là cân bằng giữa 2 yếu tố này: Axit và Kiềm.


Clip: Kiềm hóa cơ thể là chìa khóa chống ung thư

Khỏe Mới Vui - Tìm Hiểu Độ pH Của Cơ Thể Giúp Phòng Bệnh

0 comments:

Đăng nhận xét

Học viện Hạnh Phúc Mỗi Ngày

Học viện Hạnh Phúc Mỗi Ngày
Đăng ký để học Miễn Phí những khóa học giúp bạn Hạnh Phúc hơn

Bí quyết LẮNG NGHE để HẠNH PHÚC, BÌNH AN

Bí quyết LẮNG NGHE để HẠNH PHÚC, BÌNH AN
ĐÔI TAI KIM CƯƠNG - Thấu hiểu, sâu sắc, tâm đầu ý hợp

Bài viết phổ biến

Tất cả các bài viết

Nuôi Dạy Con Kiệt Xuất

Làm Mẹ Không Stress

Làm Mẹ Không Stress
Mẹ Bình An, Con Hạnh Phúc