Ở người, bộ não là trung tâm điều khiển của hệ thần kinh trung ương, chịu trách nhiệm điều khiển hành vi. Bộ não được xem là cơ quan hùng mạnh nhất và cũng kỳ lạ nhất trong cơ thể người.
1. Não người là phần trên và trước nhất của hệ thần kinh trung ương và là cơ quan chủ yếu trong điều hành hệ thần kinh ngoại vi.
2. Bên trong não là một hệ thống mạng Neuron (nơ-ron) phức tạp và một số tuyến nội tiết.
Một số neuron tiếp nhận thông tin từ cơ thể (từ giác quan : như mắt, mũi, tai, lưỡi, da, từ hệ thần kinh ngoại vi và từ nhiều các cơ quan khác theo tủy sống lên não); một số khác có nhiệm vụ điều khiển tất cả các cơ quan khác của cơ thể (thí dụ nhịp tim, nhịp thở, bắp thịt tạo di chuyển,...).
Các tuyến nội tiết trong não tiếp nhận và phóng thích các hormone tạo liên hệ chặt chẽ với các tuyến nội tiết khác trong cơ thể.
3. Neuron: Tất cả các hành vi đều khởi đầu bằng các hoạt động của neuron.
Neuron là thể loại tế bào duy nhất có khả năng trao đổi thông tin với các tế bào khác. Trong não bộ, số lượng neuron được ước tính từ 100 đến 200 tỉ neuron.
Có nhiều loại neuron: theo hình dạng có neuron đơn cực, đa cực và lưỡng cực; theo chức năng có neuron thụ cảm, tác động và liên hợp.
4. Cấu tạo neuron: Thân tế bào, Đuôi gai (dendrite) và sợi trục (axon):
Thân tế bào: chứa một nhân, nhân tế bào mang chất di truyền ấn định chức năng của tế bào.
Đuôi gai: tiếp nhận các tín hiệu được dẫn truyền từ các neuron khác đến.
Sợi trục: dài nhất, qua đó các tín hiệu được dẫn truyền sang các neuron hoặc tế bào khác. Các sợi trục được cô lập bởi một màng bao bảo vệ gọi là bao myelin (myelin sheath).
5. Hoạt động của neuron: neuron chỉ ở 2 trạng thái: hoạt động hoặc nghỉ.
Trạng thái nghỉ (resting state): có điện thế âm khoảng -70 milivolt. Một xung động điện, được gọi là điện thế động được dẫn truyền xuyên suốt neuron.
Sau khi xung điện đi qua, các ion dương bị bơm từ bên trong ra bên ngoài neuron, và điện tích trong neuron âm trở lại. Ngay sau khi điện thế động đi qua, neuron ở trong thời kỳ trơ tuyệt đối. Tiếp theo sau thời kỳ trơ tuyệt đối là thời kỳ trơ tương đối.
6. Các neuron tiếp xúc nhau: Nơi tiếp xúc giữa các neuron được gọi là synapse. Cấu tạo từ chính các tận cùng thần kinh, khe synapse, và màng sau synapse.
- Tận cùng thần kinh: có các túi chứa chất trung gian hóa học dẫn truyền hưng phấn và ức chế.
- Khe synapse: chứa dịch ngoại bào.
- Màng sau synapse: có các receptor (chất tiếp nhận) - cấu trúc đặc hiệu phụ thuộc vào chất trung gian hóa học chứa phần trước synapse.
7. Chất dẫn truyền thần kinh: khi một xung điện thần kinh được dẫn truyền đến đầu cuối của sợi trục và đến nút thần kinh, thì nút thần kinh ấy phóng thích một hóa chất được gọi là chất dẫn truyền thần kinh (neurotransmitter). Mỗi loại chất dẫn truyền thần kinh có một thành phần hóa học chuyên biệt và chỉ tương thích với một loại tế bào thụ thể tương ứng.
Tín hiệu hóa học do chất dẫn truyền thần kinh chuyển đến có một trong hai loại căn bản:
- Tín hiệu kích thích: thường sẽ khiến neuron tiếp nhận khởi động và theo sau đó một điện thế động sẽ được chuyển xuống sợi trục.
- Tín hiệu ức chế: cung cấp thông tin dạng hóa học để ngăn cản hoặc giảm khả năng khởi động của neuron tiếp nhận.
8. Não có 3 bộ phận chính: Não trước (điều khiển suy nghĩ, giác quan, hoạt động, cảm xúc và cả cơn đói), Não giữa (Điều khiển thính giác, thị giác và sự nhận thức), Não sau (Điều khiển sự phối hợp và phân tích của các giác quan).
9. Thân não: là bộ phận điều khiển các chức năng có bản như hít thở, ăn và ngủ...hoàn toàn giống với não của tất cả các loài động vật có xương sống khác. Bao gồm: hành tủy, cầu não, tiểu não, cấu tạo mạng lưới, vùng đồi, vùng dưới đồi,...
10. Hành tủy: Kiểm soát một số chức năng quan trọng của cơ thể trong đó quan trọng nhất là chức năng hô hấp và duy trì nhịp tim.
11. Cầu não: nằm ngay kế bên hành tủy và nối liền hai bán cầu não. Cầu não bao gồm các bó sợi thần kinh lớn, có nhiệm vụ dẫn truyền thông tin về vận động, giúp phối hợp vận động các cơ, và tiếp hợp vận động giữa nửa bên phải và nửa bên trái của cơ thế.
12. Tiểu não: ở ngay bên trên hành tủy và phía sau cầu não, nặng khoảng 150g và có chức năng quan trọng: kiểm soát và điều chỉnh, phối hợp vận động, gồm cả vận động tùy ý (phát âm) và không tùy ý.
13. Cấu tạo lưới: trải dài từ hành tủy xuyên suốt tới cầu não.
Có nhiệm vụ đánh thức và phát động toàn bộ cơ thể nhưng cũng phản ứng làm dịu kích thích từ môi trường bên ngoài trong khi ta ngủ.
Những thực phẩm tốt cho não bộ
14. Não có 2 bán cầu: trái và phải.
Bán cầu trái dành cho phân tích, lập luận. Bán cầu phải dành cho việc sáng tạo.
15. Bán cầu não trái: Kiểm soát nửa phải cơ thể. Chuyên trách các công việc đòi hỏi năng lực về ngôn từ như kỹ năng nói, đọc, tư duy và lập luận. Xem xét thông tin theo chuỗi, mỗi lúc một mảng thông tin.
16. Bán cầu não phải: Kiểm soát nửa trái cơ thể. Chỉ huy các năng lực chuyên biệt trong các lĩnh vực phi ngôn từ như hiểu biết về không gian, nhận biết được các hình dạng và hình vẽ, âm nhạc, và diễn tả cảm xúc. Xử lý thông tin một cách toàn diện, coi thông tin đó như một tổng thể.
17. Hệ limbic: Bao vòng quanh đỉnh phần tủy trung tâm và liên hệ với tủy trung tâm và vỏ não là hệ limbic. Các cấu trúc của hệ limbic đồng kiểm soát một số chức năng khác nhau liên quan đến sự sinh tồn như ăn, gây hấn và sự sinh sản. Nó cũng điều chỉnh cảm xúc, những cố gắng mạnh mẽ của việc duy trì nòi giống và ham muốn tình dục.
Bốn phần quan trọng nhất của hệ limbic là hạch hạnh nhân, đồi hải mã, vùng đồi và vùng dưới đồi.
18. Hạch hạnh nhân (amygdala): nằm ở tâm não, là nơi xử lý cảm xúc ở não bộ.
19. Đồi hải mã (hippocampus): là bộ xử lý thông tin cơ bản. Nó kết hợp các thông tin mới với các thông tin đã lưu trong bộ não, đồng thời lưu trữ một vài kiểu ký ức. Đồi hải mã hoạt động như bộ phận liên lạc giữa cơ thể và phần còn lại của bộ não, ảnh hưởng tới sự phát triển và giới tính.
20. Vùng đồi: Nằm ngay chính giữa tủy trung ương, có vai trò như một đài tiếp sóng nhằm tiếp nhận các tín hiệu liên quan đến các thông tin về cảm giác. Đồi não cũng tiếp hợp các thông tin từ các phân hệ cao hơn này, rồi sàng lọc chúng để gửi chúng tiếp lê tiểu não và hành tủy.
21. Vùng dưới đồi: nằm ngay bên dưới vùng đồi, có chức năng nội tiết, điều hòa chức năng thực vật, tham gia vào cơ chế điều hòa trạng thái thức ngủ, tham gia hình thành cảm xúc, đặc biệt quan trọng là duy trì cân bằng nội môi, điều chỉnh các hành vi tối cần cho tình trạng sinh tồn của loài người như ăn, uống, hành vi sinh dục, gây hấn và nuôi dưỡng con cái,...
22. Vỏ não: Lớp ngoài cùng của bộ não là vỏ não, là bề mặt xoắn thông thường của bộ não, trung tâm của suy nghĩ, nhận thức, tổng hợp của tất cả các cảm giác và phản ứng. Vỏ não là bộ phận quản lý cao nhất trong hệ thống các hoạt động của bộ não. Vỏ não dầy khoảng 1/12 inch (khoảng 2mm), gồm bốn phần chính được gọi là các thùy (lobe): Thùy trán, thùy đỉnh, thùy thái dương, thùy chẩm.
23. Thùy trán (frontal lobe): nằm ở vùng trung tâm phần trước của vỏ não, lập chương trình cho mọi hoạt động của não. Vùng vỏ não này chịu nhiều trách nhiệm trong vận động chủ ý của các bộ phận đặc biệt trong cơ thể. Mỗi phần trong vùng vận động tương ứng với một vị trí đặc biệt trong cơ thể.
24. Thùy đỉnh (parietal lobe): nằm vùng phía sau các thùy trán, điều khiển chức năng vận động và cảm giác.
25. Thùy chẩm (occipital lobe): nằm ở vùng phía sau các thùy thái dương, điều khiển chức năng thị giác.
26. Một não thông minh tùy thuộc vào khả năng giao tiếp giữa các tế bào thần kinh và màng chất béo bao bọc các dây thần kinh, màng chất béo quyết định độ nhanh của các tín hiệu lan truyền trong não. Tuy nhiên trí thông minh còn tùy thuộc vào gen di truyền nữa.
27. Não chúng ta chứa các mạch máu có độ dài lên đến 100 000 dặm (160.900 km) đủ để quấn 4 vòng trái đất. Bộ não của chúng ta chứa tổng cộng tới 160.934km tế bào máu và bao gồm 100 tỷ nơron thần kinh – tất cả trong một hỗn hợp mềm, ướt có kích thước tương đương một quả dưa vàng.
28. Những kẻ thù của não bộ: rượu, thuốc là, khói bụi ô nhiễm, không ngủ, không nói chuyện trong một thời gian dài, ..
29. Học ngôn ngữ thứ 2 trước khi 5 tuổi sẽ làm thay đổi sự phát triển của não sau này. Những người như vậy thì sẽ có lượng chất xám dày đặc hơn khi trưởng thành.
30. Nếu não là một ổ cứng, nó sẽ chứa được 4 terabyte (4000 GB) thông tin. Đủ để chứa 4% số sách trong thư viện quốc hội Mỹ. Cấu tạo gồm 75% là nước, bộ não có hơn 100.000 tỷ khớp thần kinh giúp kết nối các nơron thần kinh và đủ chỗ chứa 5 lần bộ từ điển bách khoa Enclyclopedia Britannica hay khoảng 1.000 terrabyte thông tin.
31. Quán quân trí nhớ của thế giới là Ben Pridmore, ông ấy nhớ được thứ tự của một cỗ bài đã được đánh tráo trong 23.38 giây.
32. Thức ăn bạn ăn sẽ ảnh hưởng đến não của bạn.
Một cuộc khảo sát trên 1 triệu học sinh ở New York cho thấy những người ăn thức ăn không chứa chất bảo quản và phẩm màu sẽ đạt điểm cao hơn 14% trong bài thi IQ. Một cuộc khảo sát khác cho thấy những người ăn đồ biển ít nhất 1 lần/tuần giảm khả năng mắc chứng mất trí nhớ đền 30%.
33. 20% lượng oxy bạn hít vào được hấp thụ bởi não. Dù chỉ chiếm 2% tổng trọng lượng toàn cơ thể nhưng bộ não sử dụng tới 17% tổng năng lượng hao phí và 20% lượng oxy cung cấp cho cơ thể.
34. Kích cỡ không quan trọng: Não của Einstein nặng 1230 gam, não của người bình thường nặng 1360 gam. Não của Einstein được các nhà khoa học cất giữ để nghiên cứu.
Khi Albert Einstein qua đời năm 1955, người ta không chỉ lưu giữ mớ tóc trắng rối bù lừng danh của ông mà còn ướp giữ toàn bộ bộ não của thiên tài khoa học. Gần 7 tiếng rưỡi đồng hồ sau khi Einstein từ trần, chuyên gia bệnh học – tiến sĩ Thomas Harvey đã cắt não của ông để bảo quản, nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học. Sau đó, bộ não của thiên tài biến mất.
Mãi cho tới năm 1978, một nhà báo gan dạ có tên Steven Levy mới lần tìm được tiến sĩ Harvey ở Wichita, Kansas (Mỹ) và vị bác sĩ này thừa nhận ông vẫn giữ bộ não của Einstein, lúc này đã bị cắt ra thành 240 miếng và được bảo quản trong 2 bình chứa đổ đầy formaldehyde.
Khám phá những bí mật của bộ não người
35. Đàn ông thường dùng não trái để suy nghĩ và giải quyết vấn đề, trong khi đó phụ nữ lại dùng cả 2 bán cầu não.
Sự thật là đàn ông thường suy nghĩ lý trí, còn phụ nữ thì thường bị chi phối bởi cảm xúc. Phụ nữ có phần rìa não lớn hơn, chi phối cảm xúc. Đàn ông lại có thùy đỉnh lớn hơn, điều khiển khả năng tính toán, phân tích.
36. Trong một vài trường hợp, những vấn đề sau có thể xảy với não của bạn:
- Hội chứng thần kinh: người bệnh nghe âm thanh lớn từ trong đầu.
- Hội chứng chi giả: Bạn nghĩ rằng mình có nhiều tay chân hơn hiện tại.
- Liệt thân khi ngủ: Khó có khả năng cử động chân tay khi thức dậy vì não của bạn đang ở trạng thái Rem (ngủ mâu thuẫn).
37. Bộ não không cảm thấy đau
Bộ não không có cơ quan thụ cảm cảm giác đau. Đó là lí do tại sao các bác sĩ có thể phẫu thuật não cho bệnh nhân trong khi người này vẫn tỉnh táo.
Việc này giúp họ đảm bảo rằng quá trình phẫu thuật phức tạp không ảnh hưởng đến bất kỳ chức năng thị giác hoặc kiểm soát vận động nào. Vậy tại sao chúng ta lại cảm thấy đau? Vì một thụ thể đau – cơ quan thụ cảm cảm giác – gửi các tín hiệu tới tủy sống và bộ não, cảnh báo chúng ta về mối nguy hiểm.
0 comments:
Đăng nhận xét