Bệnh thủy đậu (hay còn gọi là phỏng rạ, bỏng rạ, trái rạ) do một loại siêu vi mang tên Varicella Zoster Virus (VZV) gây nên, thủy đậu là một bệnh rất dễ lây truyền: Khi 1 người mang siêu vi thủy đậu nói, hắt hơi xì mũi hoặc ho... thì các siêu vi đó theo nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài tan thành bụi. Người khác hít phải bụi đó sẽ lây bệnh ngay.
Bệnh xảy ra phần nhiều vào mùa đông xuân và đối tượng chủ yếu là trẻ em dưới 10 tuổi, nhưng cũng không ít người lớn mắc bệnh này. Thông thường, từ lúc nhiễm phải siêu vi, đến lúc phát ra bệnh - được gọi là thời gian nung bệnh hoặc ủ bệnh - là khoảng 2-3 tuần.
1. Triệu chứng của bệnh thủy đậu
Bệnh
thủy đậu sẽ xuất hiện 10 - 14 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh,
khởi phát bệnh thường đột ngột với triệu chứng nổi mụn nước, mụn nước
nổi ở vùng đầu mặt, chi và thân, mụn nước xuất hiện rất nhanh trong vòng
12 - 24 giờ có thể nổi toàn thân. Mụn nước có kích thước từ l - 3 mm
đường kính, chứa dịch trong, tuy nhiên những trường hợp nặng mụn nước sẽ
to hơn hay khi nhiễm thêm vi trùng mụn nước sẽ có màu đục do chứa mủ.
Mụn bóng nước lúc đầu chứa một chất dịch trong, khoảng 1 ngày sau trở
nên đục như mủ rồi 2-3 ngày kế tiếp thì vỡ ra, các mụn sẽ đóng vẩy. Bên
cạnh mụn nước trẻ nhỏ thường kèm sốt nhẹ, biếng ăn nhưng ở người lớn
hay trẻ lớn thường kèm sốt cao, đau đầu, đau cơ, nôn ói. Bệnh sẽ kéo dài
từ 7 - 10 ngày nếu không có biến chứng, các nốt rạ sẽ khô dần, bong
vảy, thâm da nơi nổi mụn nước, không để lại sẹo, nhưng nếu bị nhiễm thêm
vi trùng mụn nước có thể để lại sẹo.
Ban ngứa có thể là dấu hiệu đầu tiên của cơn bệnh. Sốt nhẹ, nhức đầu và mệt mỏi là điều thông thường.
Người bị nhiễm bệnh có thể bị từ chỉ vài mụn trái rạ cho đến hơn 500
mụn trên thân thể. Nếu phát hiện sớm, điều trị đúng cách và tăng sức đề
kháng thì người chỉ nổi ít mụn và nhanh khỏi hơn.
2. Bệnh thủy đậu lây lan như thế nào?
Bệnh
rất dễ truyền nhiễm và lây lan qua sự đụng chạm đến ban ngứa từ người
bị thuỷ đậu hoặc qua những giọt nước nhỏ trong không khí từ miệng hay
mũi của một người bị nhiễm (ví dụ, khi một người bị nhiễm trái rạ hắt
hơi nhảy mũi hoặc ho).
Bệnh cũng có thể lây lan qua sự tiếp xúc
đến quần áo hoặc vải trải giường bị ô nhiễm bởi chất dịch từ ban ngứa
hoặc từ miệng hay mũi của người bị bệnh.
Bệnh phát triển trong vòng 10-21 ngày sau khi tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh.Bệnh
thuỷ đậu có thể lây từ 1-2 ngày trước khi nổi ban ngứa cho đến khi tất
cả những vết phồng đã đóng vảy (thông thường trong vòng 5 ngày từ khi
những vết phồng nổi lên).
Những người nào có hệ miễn dịch bị suy
yếu mà bị trái rạ thì có thể phải mất một thời gian lâu hơn để những mụn
thuỷ đậu của họ đóng vảy.
Khoảng 90% những nguời nào chưa từng bị thuỷ đậu trong gia đình thì sẽ bị nếu tiếp xúc với một nguời thân bị nhiễm bệnh.
3. Biến chứng của bệnh thủy đậu
Biến
chứng của bệnh thủy đậu rất là nhiều, mặc dù đây là một bệnh lành tính,
không có triệu chứng nặng nề ngoài những hồng ban mụn nước lan tràn.
Tuy nhiên, bệnh có thể có những biến chứng rất quan trọng.
Biến
chứng thường gặp nhất là bị nhiễm trùng tại các nốt đậu. Những người bị
biến chứng này nếu không chữa trị kịp thời, tổn thương sẽ ăn sâu, lan
rộng nên cho dù được chữa khỏi vẫn có thể để lại nốt sẹo rỗ gây mất thẩm
mỹ, nặng hơn còn dẫn đến viêm mô tế bào, nhiễm trùng máu. Các biến
chứng nặng như viêm phổi, viêm não, viêm tiểu não... là các biến chứng
có thể nguy hiểm đến tính mạng, hay để lại di chứng sau này.Đặc
biệt, thậm chí sau khi bệnh nhân đã khỏi bệnh, siêu vi thuỷ đậu vẫn còn
tồn tại trong các hạch thần kinh dưới dạng bất hoạt (ngủ đông). Nhiều
năm sau đó, có thể là 10, 20, hay 30 năm sau, khi có điều kiện thuận
tiện như sức đề kháng cơ thể kém hay có yếu tố gì khác, thì siêu vi này
sẽ tái hoạt động trở lại và gây ra san thương của bệnh Zona, có người
còn gọi là giời leo.
Biến chứng viêm phổi hay gặp ở người lớn hơn
là trẻ em và thường xuất hiện vào ngày thứ 3-5 của bệnh. Viêm phổi có
thể diễn tiến nhẹ, hồi phục nhưng cũng có thể diễn tiến nặng dẫn tới suy
hô hấp, phù phổi... và nguy hiểm tính mạng. Riêng trường hợp bị viêm
não, tỉ lệ tử vong chiếm 5-20%, ngay cả khi được cứu sống vẫn có thể để
lại di chứng nặng nề hoặc phải sống đời thực vật trong suốt tháng ngày
còn lại.Phụ
nữ mang thai nếu mắc bệnh thủy đậu sẽ rất nguy hiểm vì sẽ dễ bị biến
chứng nặng, đặc biệt là viêm phổi. Khi phụ nữ mang thai bị thủy đậu ở 3
tháng đầu của thai kỳ, virus sẽ gây sẩy thai, hay khi sinh ra trẻ sẽ bị
thủy đậu bẩm sinh với nhiều dị tật như đầu nhỏ, co gồng tay chân, bại
não, sẹo bẩm sinh... Còn nếu bị trong những ngày sắp sinh hay sau sinh
trẻ bị lây bệnh sẽ bệnh rất nặng với mụn nước nổi rất nhiều và dễ bị
biến chứng viêm phổi.
4. Cách chăm sóc người bị bệnh thủy đậu
Theo Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc, Phó GĐ BV Nhi TƯ, khi chăm sóc cho trẻ thủy đậu cần chú ý:
* Cần cách ly người bệnh
Thuỷ
đậu rất dễ lây qua đường hô hấp và lây do tiếp xúc với mụn nước hoặc
các dụng cụ sinh hoạt có chứa siêu vi trùng này. Muốn điều trị nhanh
chóng, đầu tiên phải cách ly người bệnh. Dù chỉ xuất hiện vài ba nốt đậu cũng phải cách ly với tất cả các trẻ khác, kể cả người lớn chưa bị bệnh này, nếu không nguy cơ lây lan rất nhanh.
Hơn
nữa, thường mỗi người chỉ bị thủy đậu một lần và có miễn dịch dài,
nhưng nếu sức đề kháng yếu có thể bị tái phát khi có dịch, vì vậy, dù
con bạn đã từng bị thuỷ đậu, cũng nên lưu ý không cho trẻ tiếp xúc với
những người đang bị để tránh nguy cơ tái phát.Cần
vệ sinh phòng ốc, giường chiếu, ga đệm sạch sẽ. Cho trẻ nằm trong phòng
kín gió nhưng không được ẩm thấp và cần nhớ luôn giữ vệ sinh sạch sẽ
cho trẻ, nhắc trẻ không được gãi vỡ nốt đậu.
Mặc quần áo vải mềm,
thấm hút mồ hôi và đặc biệt chú ý tới việc đảm bảo vệ sinh da cho trẻ để
tránh xảy ra biến chứng. Giữ bàn tay cho trẻ thật sạch và nên cắt móng
tay cho trẻ, để phòng trẻ ngứa, gãi nhiều làm vỡ nốt mụn nước.
* Điều trị cho trẻ
Trong
trường hợp trẻ chỉ bị loét vài nốt mụn, có thể dùng nước ôxy già rửa
vết loét rồi dùng bông chấm khô nhưng cần lưu ý, cho bệnh phẩm vào túi
nilon bọc kín để tránh lây bệnh cho người khác.
Sau đó, bôi thuốc
đúng vào giữa nốt đậu (tuy nhiên, có nhiều loại thuốc phù hợp với từng
thể bệnh nặng hay nhẹ, do đó, muốn cho trẻ uống hay bôi loại thuốc gì
cần hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa).
Chỉ khi nốt phỏng vỡ, chấm
trực tiếp thuốc Xanh methylen vào nốt vỡ làm se nốt và ngừa bội nhiễm
vi khuẩn, sát trùng khô nhanh. Chú ý không được bôi mỡ tetracyclin, mỡ
penicillin hay thuốc đỏ. Ngoài ra cũng không nên chọc nốt phỏng ra vì
không có tác dụng gì.Trong quá trình điều trị cha mẹ cần theo dõi kỹ, kịp thời đưa trẻ nhập viện ngay khi có biến chứng.
Nếu
thấy nốt phỏng dạng nước đục chứ không có màu trong có nghĩa là có bội
nhiễm vi khuẩn hoặc thấy trẻ ho, sốt tăng trở lại mệt hơn, đau đầu, nôn,
trẻ chậm chạp hơn... thì cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện. Rất có thể trẻ
đã bị một trong các biến chứng hay gặp như: Viêm da, viêm phổi, viêm
não-màng não.
* Khi bị vỡ, trợt nhiều nốt đậu, cần đưa ngay trẻ đến bệnh viện để được điều trị.
Vì tình trạng vỡ mụn nhiều có thể làm cho trẻ bị mất nước, nhiễm trùng
dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì trên thực tế, đã có nhiều trẻ bị
trầy xước da nhiều đã bị mất nước, phải có chế độ điều trị đặc biệt, rửa
hàng ngày, truyền, tiêm thuốc chống nhiễm khuẩn.
Nhiều bố mẹ cho
rằng để bé nổi bóng nước càng nhiều càng tốt, trong khi bệnh này bóng
nước nổi càng ít càng tốt và phải điều trị sớm để bóng nước không nổi
nhiều. Nốt đậu nổi nhiều là dấu hiệu cảnh báo bệnh có thể diễn tiến
nặng. Người lớn cần hiểu sức đề kháng của trẻ tốt thì mới không bị nổi
nhiều.
* Cho bé ăn đầy đủ dinh dưỡng
Trong
suốt thời kỳ bị bệnh, cần cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn những
đồ dễ tiêu, không nhất thiết phải kiêng khem trừ khi trẻ bị dị ứng với
loại thực phẩm nào đó. Bổ sung thêm vitamin C để tăng sức đề kháng, nhỏ
mũi 2 lần/ngày cho trẻ.
Nên cho trẻ ăn đồ loãng, uống nước canh gà, uống nhiều nước để bù nước do trẻ bị mất nước khi mụn vỡ, trợt.
- Những đồ ăn nên kiêng: chuối
tiêu, da gà, bánh trưng, xôi...vì làm tăng mưng mủ và gây ngứa ở các
nốt thủy đậu. Cá chép, mỡ lợn, những đồ chiên, xào, rán nhiều dầu mỡ gây
khó tiêu. Các loại gia vị cay: ớt, tiêu.- Những đồ nên ăn: Nước
lọc, nước ép trái cây tươi (như cam, dưa hấu, kiwi, chuối, đào) giúp cơ
thể đủ nước, tăng sức đề kháng và giúp loại bỏ da chết sau khi lành
bệnh. Nước chanh rất có lợi cho người bị bệnh vì giúp giảm nhiệt độ cơ
thể.
Giữ chế độ ăn cân bằng và khỏe mạnh gồm nhiều rau tươi (cải
bắp, cà rốt, rau bina, dưa chuột, bông cải, gía đỗ, cà chua), vitamin A,
vitamin C, bioflavonoid, kẽm, magie, canxi để kích thích hệ miễn dịch.
5. Cách tắm cho trẻ bị thủy đậu
Nhiều
người cho rằng khi bé bị thuỷ đậu phải tuyệt đối kiêng nước, kiêng gió
nên không tắm, lau rửa cho trẻ là một sai lầm. BS Lộc cho biết, có rất
nhiều trường hợp do không giữ vệ sinh sạch sẽ khiến trẻ bị biến chứng
nhiễm trùng.
Tốt nhất, phải vệ sinh sạch sẽ cho trẻ bằng cách lấy lá ổi, lá đắng
rửa sạch, đun sôi để hơi âm ấm, rồi dùng khăn xô mỏng mềm nhúng nước
lau người nhẹ nhàng cho trẻ. Cần lưu ý, khi lau, tắm cho trẻ cần phải
rất nhẹ nhàng, tắm nhanh hơn so với bình thường, tuyệt đối không để nốt đậu bị trợt, chảy nước, vì nếu nước trong nốt đậu chảy đến đâu là mụn đến đấy, chỉ trong vòng 1 – 2 ngày là lên khắp cả người.
Nếu không có lá đắng, phụ huynh có thể dùng sữa tắm trung tính để tắm nhẹ nhàng cho con, giúp bé bớt ngứa ngáy, khó chịu.
Sau
khi lau rửa cho trẻ, lại dùng khăn xô khô thấm khô người cho trẻ, rồi
mặc cho trẻ quần áo rộng rãi, mềm, thoáng mát. Nếu được điều trị đúng
cách và giữ vệ sinh sạch sẽ, chỉ sau 7 - 10 ngày, nốt đậu sẽ xẹp xuống,
khô và bong vảy rồi vết thâm sẽ hết sau một thời gian, không để lại sẹo.
6. Cách phòng ngừa bệnh thủy đậu
Bệnh
thủy đậu lây truyền rất nhanh. Bệnh nhân có thể lây bệnh cho người khác
5 ngày trước và sau khi phát ban và không còn lây lan nữa khi các mụn
nước đã khô vảy. Bệnh còn có thể lây truyền gián tiếp qua tiếp xúc với
quần áo hoặc các vật dụng khác đã nhiễm dịch tiết từ các vết mụn phồng
giộp của người bệnh.
Mọi người đều có thể chủ động phòng bệnh thủy
đậu bằng cách tiêm vắc xin phòng bệnh. Đây là biện pháp an toàn và hiệu
quả nhất. Vắc xinđã được chứng minh là có hiệu quả bảo vệ cao (trên
97%) và kéo dài trong suốt cuộc đời. Theo Trung tâm Y tế Dự phòng Đà
Nẵng, lịch tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu cụ thể như sau:
Vaccine
chống thuỷ đậu có hiệu quả cao và lâu dài, giúp cơ thể tạo kháng thể
chống lại virus thủy đậu, được áp dụng đối với các đối tượng sau:
- Tất cả trẻ em từ 12-18 tháng tuổi được tiêm 1 lần.
- Trẻ em từ 19 tháng tuổi đến 13 tuổi chưa từng bị thuỷ đậu lần nào cũng tiêm 1 lần.
- Trẻ em trên 13 tuổi và người lớn chưa từng bị thủy đậu lần nào thì nên tiêm 2 lần, nhắc lại cách nhau từ 4-8 tuần.
Hiệu quả bảo vệ của vaccine thủy đậu có tác dụng lâu bền.
Ngoài Trung tâm Y tế Dự phòng, mọi người có thể tiêm ngừa vắc xin thuỷ đậu tại các Đội Y tế dự phòng thuộc các Trung tâm Y tế đóng trên địa bàn các quận/huyện.
Nếu
đã được chủng ngừa vaccine thủy đậu thì đại đa số từ 80-90% có khả năng
phòng bệnh tuyệt đối. Tuy nhiên, cũng còn khoảng 10% còn lại là có thể
bị thủy đậu sau khi tiêm chủng, nhưng các trường hợp này cũng chỉ bị
nhẹ, với rất ít nốt đậu, khoảng dưới 50 nốt, và thường là không bị biến
chứng.
Thời gian ủ bệnh của thuỷ đậu là từ 1-2 tuần sau khi tiếp
xúc với bệnh nhân, do đó, nếu một người chưa được tiêm phòng vaccine
thuỷ đậu mà có tiếp xúc với bệnh nhân thuỷ đậu, trong vòng 3 ngày ta có
thể tiêm ngừa thì vaccine có thể phát huy tác dụng bảo vệ ngay sau đó
giúp phòng ngừa thủy đậu.
0 comments:
Đăng nhận xét