Thứ Tư, 10 tháng 5, 2017

Theo thời gian, cơ thể con người sẽ bị lão hóa, thể hiện bằng những biến đổi về hình thái và chức năng của các bộ phận trong cơ thể. Quá trình lão hóa không diễn ra đột ngột, mà đến từ từ.
Vậy hãy xem lịch trình lão hóa của các bộ phận trong cơ thể như thế nào nhé. Đây là những nghiên cứu sự lão hóa tự nhiên từ những người bình thường, có môi trường và điều kiện sống bình thường. Mời các bạn tham khảo để bảo vệ sức khỏe thật tốt nhé!
 
1. Phổi: Lão hóa từ tuổi 20
 
Dung tích của phổi bắt đầu giảm dần từ tuổi 20. Ðến tuổi 40, một số yếu tố như lồng ngực biến dạng, các khớp bị cứng, nhu mô phổi giảm đàn hồi... kết hợp với sự xơ cứng ở cơ bắp và xương sườn buồng phổi có thể khiến cho nhiều người bị khó thở. 
Phổi lão hóa từ tuổi 20
Hoạt động của phổi gặp khó khăn, đồng nghĩa với việc không khí sau khi hít thở sẽ lưu lại trong phổi nhiều hơn dẫn tới khó thở.

 
2. Não lão hoá từ tuổi 20
 
Một sự thật khá bất ngờ là bắt đầu từ tuổi 20, các tế bào thần kinh bắt đầu ngừng sản sinh và suy giảm dần theo từng năm. Tuy nhiên, nếu chúng ta học tập, nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực nào đó, thì những liên kết nơron mới được hình thành sẽ giúp chúng ta trở thành chuyên gia và có khả năng sáng tạo trong lĩnh vực đó. Chính vì vậy, sự phát triển của nền văn minh nhân loại là sự kết hợp của nhiều thế hệ và của một cộng đồng lớn những nhà phát minh, sáng chế.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, từ khi sinh ra tới năm 19 tuổi, số lượng các nơron thần kinh trong não bộ con nguời đạt con số 100 tỷ sau đó ngừng sinh ra và suy giảm chậm. Từ năm 40 tuổi, đại não suy giảm nhanh với số lượng khoảng 10.000 nơron thần kinh/ngày.
 
Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới bệnh Alzheimer nguời già và sự suy giảm các chức năng hoạt động của não bộ. Hãy tìm cách bảo vệ và rèn luyện để có một bộ não khỏe mạnh, đầy đủ dinh dưỡng và năng lượng bạn nhé.
 
3. Da: Lão hóa từ khoảng tuổi 25
 
Cùng với sự giảm tốc của quá trình tạo collagen, da bắt đầu lão hóa tự nhiên từ tuổi 25. Các tế bào da chết sẽ không biến mất một cách nhanh chóng, trong khi lượng tế bào da mới có thể giảm đi chút ít.

Da lão hóa khoảng tuổi 25

Kết quả là da sẽ xuất hiện nếp nhăn và trở nên mỏng hơn, ngay cả khi dấu hiệu lão hóa da ban đầu có thể đến tận tuổi 35 mới xuất hiện.
 
4. Cơ bắp: Lão hóa từ tuổi 30
 
Sau tuổi 30, tốc độ lão hóa của cơ bắp còn nhanh hơn cả tốc độ phát triển. Ở độ tuổi này, hầu hết chúng ta có xu hướng tích trữ chất béo nhiều hơn và đốt cháy lượng calo ít hơn nên cơ bắp dần bị mất đi.
Cơ bắp lão hóa từ tuổi 30
Qua tuổi 40, tốc độ lão hóa cơ bắp của con người càng tăng nhanh hơn. Thường xuyên luyện tập có thể giúp ngăn chặn sự lão hóa cơ bắp.

5. Tóc lão hóa từ tuổi 30.
 
Thông thường cứ 3 năm thì tóc cũ sẽ được thay thế toàn bộ tóc mới.Và đến năm 35 tuổi thì tóc không còn đen nhánh nữa mà ngã màu đen xám và rụng dần đi.

6. Ngực: Lão hóa từ tuổi 35
 
Phụ nữ đến tuổi 35, các mô vú và chất béo trong ngực bắt đầu mất dần, kích cỡ và sự căng đầy cũng giảm xuống. Từ tuổi 40, ngực phụ nữ bắt đầu chảy sệ, quầng vú (khu vực xung quanh đầu vú) bị thu hẹp mạnh.
 
7. Cơ quan sinh sản: Lão hóa từ tuổi 35
 
Cơ quan sinh sản của các chị em bắt đầu suy giảm sau tuổi 35. Nội mạc tử cung có thể trở nên mỏng hơn, khiến việc thụ tinh gặp khó khăn hoặc tạo thành môi trường kháng tinh trùng. Khả năng sinh sản của đàn ông cũng bắt đầu suy giảm ở độ tuổi này. Sau tuổi 40, chất lượng tinh trùng giảm xuống, nên khả năng có con của nam giới cũng có dấu hiệu suy giảm.
 
8. Xương: Lão hóa từ tuổi 35
 
 
Sau tuổi 35, xương bắt đầu mòn và rơi vào quá trình lão hóa tự nhiên do các tế bào xây dựng xương hoạt động kém hơn.  
 
Xương của phụ nữ mãn kinh mòn nhanh hơn và có thể gây ra bệnh loãng xương. Kích thước và sự suy giảm mật độ xương có thể làm giảm chiều cao của bạn.

 9. Tim: Lão hóa từ tuổi 40
 
Ở tuổi 40, mạch máu dần mất đi sự đàn hồi, động mạch cũng có thể trở nên cứng hoặc bị tắc, nguyên nhân gây ra sự thay đổi này là do chất béo tích tụ ở động mạch vành. 
Điều này làm cho hiệu quả truyền máu của tim tới toàn bộ cơ thể cũng bắt đầu giảm xuống. Do đó, để giữ cho trái tim khỏe mạnh, tốt nhất bạn không nên ăn quá nhiều chất béo bão hòa.  
 
10. Răng: Lão hóa từ tuổi 40
 
Khi chúng ta già đi, lượng nước bọt tiết ra cũng ít đi. Nước bọt có thể rửa sạch vi khuẩn, nếu nước bọt ít đi, răng và nướu của chúng ta dễ bị hôi. Sau khi các mô nha chu mất dần, nướu răng sẽ bị thu hẹp, đây là triệu chứng thường gặp ở người lớn trên 40 tuổi.

11. Mắt lão hóa từ năm 40
 
Quá trình lão hóa mắt từ tuổi 40 và rõ rệt nhất ở độ tuổi 50 - 60 với các biểu hiện tăng số kính nhìn gần và giảm thị lực nhìn xa. Quá trình lão hóa mắt còn được thúc đẩy nhanh bởi tác động của môi trường làm việc, môi trường ô nhiễm khói bụi và việc bổ sung thiếu các chất dinh dưỡng hàng ngày.
Lão hóa mắt có thể bắt đầu từ từ với những biểu hiện như mờ mắt, mỏi mắt, khô mắt…. và lâu dài có thể dẫn đến các bệnh mắt nguy hiểm như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng với nhiều nguy cơ mù lòa tiềm ẩn.

12. Thận lão hóa năm 50.
 
Số đơn vị lọc chất thải khỏi máu bắt đầu giảm xuống ở tuổi trung niên.
 
13. Thính lực: Lão hóa từ khoảng tuổi 55
 
Hơn một nửa số người trên 60 tuổi có thể bị giảm thính lực do lão hóa. Triệu chứng này gọi là điếc lão hóa, là do sự thiếu “các tế bào lông” gây ra. Tế bào lông cảm quan trong tai có thể tiếp nhận sự rung động của âm thanh và truyền âm thanh tới não bộ.
 
14. Đường ruột lão hoá từ tuổi 55 
 
Nghiên cứu của trường đại học Y khoa London đã chỉ ra rằng, các vi khuẩn có lợi trong đường ruột sẽ bị suy giảm nhanh khi chúng ta bước sang tuổi 55, từ đó làm suy giảm chức năng của hệ tiêu hoá, đặc biệt là ở phần ruột già.  
Đường ruột lão hóa từ tuổi 55
Chức năng tiêu hoá của dạ dày, gan, tuyến tụy, ruột non và các cơ quan tiêu hóa khác bắt đầu suy giảm càng làm tăng nguy cơ táo bón.

15. Vị giác và khứu giác giảm từ năm 60.

Thông thường chúng ta có thể nếm được 100.000 vị trên lưỡi. Các vị này chúng ta chỉ nếm được phân nửa khi già và đến tuổi 60 thì không còn ngửi và nếm một cách chính xác được nữa.

16. Bàng quang lão hoá từ tuổi 65
 
Đây được coi là một trong những bộ phận lão hoá muộn nhất trên cơ thể. Ở tuổi 65, có thể chúng ta thường mất đi khả năng kiểm soát việc đi tiểu.  
Các tế bào lão hoá, kích thước bàng quang co lại chỉ bằng ½ so với năm 30 tuổi, từ đó dẫn tới việc đi tiểu nhiều hơn và khả năng viêm nhiễm đường tiết niệu cũng tăng lên. Tốc độ lão hoá bàng quang đặc biệt nhanh ở phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh do sự thay đổi của nội tiết tố nữ estrogen.

17. Giọng nói lão hoá từ tuổi 65
 
Sự lão hoá này có thể là giọng khàn hoặc nhỏ hơn do sự suy yếu của các mô mềm trong cổ họng, ảnh hưởng tới mức độ và chất lượng của giọng nói. Thông thường sau tuổi 65, giọng nói phụ nữ sẽ thấp và khàn hơn, trong khi đó giọng nam giới sẽ cao và yếu hơn.
 
18. Gan lão hoá từ tuổi 70
 
Gan là cơ quan duy nhất trong cơ thể có sự sống và phát triển bền bỉ tới tuổi 70. Sự tái sinh của các tế bào gan đặc biệt mạnh mẽ. 
Gan lão hóa từ tuổi 70
Sau tuổi 70, chức năng hoạt động của gan bắt đầu suy giảm do vậy những người già được khuyên không nên uống nhiều bia rượu và ăn nhiều chất béo bởi các loại đồ ăn này là “thách thức” lớn đối với lá gan.

Khỏe Mới Vui - “Lịch Trình” Lão Hóa Của 18 Bộ Phận Trong Cơ Thể

0 comments:

Đăng nhận xét

Học viện Hạnh Phúc Mỗi Ngày

Học viện Hạnh Phúc Mỗi Ngày
Đăng ký để học Miễn Phí những khóa học giúp bạn Hạnh Phúc hơn

Bí quyết LẮNG NGHE để HẠNH PHÚC, BÌNH AN

Bí quyết LẮNG NGHE để HẠNH PHÚC, BÌNH AN
ĐÔI TAI KIM CƯƠNG - Thấu hiểu, sâu sắc, tâm đầu ý hợp

Bài viết phổ biến

Tất cả các bài viết

Nuôi Dạy Con Kiệt Xuất

Làm Mẹ Không Stress

Làm Mẹ Không Stress
Mẹ Bình An, Con Hạnh Phúc