Họng là ngã tư giữa đường ăn và đường thở, là cửa ngõ của không khí, thức ăn và nước uống. Cho nên có thể nói là nơi rất thuận lợi cho các yếu tố ngoại lai, virut và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
Viêm họng là một bệnh thông thường và có khắp nơi trên thế giới, ở mọi lúc mọi nơi. Viêm họng thường biểu hiện bằng nuốt đau, rát họng, sốt, có thể kèm theo ho, chảy nước mũi, đau tai, nổi hạch cổ.
1. Những nguyên nhân gây viêm họngViêm họng là một bệnh thông thường và có khắp nơi trên thế giới, ở mọi lúc mọi nơi. Viêm họng thường biểu hiện bằng nuốt đau, rát họng, sốt, có thể kèm theo ho, chảy nước mũi, đau tai, nổi hạch cổ.
- Phần lớn viêm họng là do siêu vi (80%) như adeno, rhino, virus hợp bào đường thở, cúm, sởi... và là một phần của bệnh cảm thông thường. Viêm họng do siêu vi thường bắt đầu bằng sự nhiễm siêu vi, tiếp đó là sự bội nhiễm các tạp khuẩn khác, thường là các vi khuẩn hội sinh có sẵn trong họng như liên cầu, phế cầu... làm bệnh nặng hơn. 10% do những nguyên nhân không phải viêm nhiễm.
- Số còn lại do vi khuẩn gây ra như liên cầu, tụ cầu, phế cầu, H.Influenzae... Nguy hiểm hơn cả là liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A (Streptococcus) vì nó là thủ phạm dẫn đến biến chứng viêm họng gây thấp tim, viêm khớp, viêm thận. Khoảng 15-30% viêm họng ở trẻ từ 5-15 tuổi có nguyên nhân do liên cầu khuẩn (Streptococcus) này.
- Các yếu tố nguy cơ gây viêm họng là thay đổi thời tiết, không khí khô quá, lạnh quá, ẩm quá, bụi, khói thuốc, rượu, hóa chất. Thời tiết ẩm thấp, khói bụi, ô nhiễm... khiến vi khuẩn độc hại dễ xâm nhập vào đường hô hấp.
- Viêm họng do phải thở bằng miệng trong trường hợp nghẹt mũi, viêm mũi.
- Viêm họng do vi khuẩn ở các vùng lân cận như viêm mũi, viêm các xoang mặt làm dịch tiết chảy xuống họng mang theo vi khuẩn làm niêm mạc họng cũng bị viêm hoặc do sâu răng, vi khuẩn từ đó lan đến họng.
- Do trào ngược dịch vị hoặc đau dây thần kinh.
- Bụi và các loại khí hóa chất là kẻ thù số một của mũi, họng, đường thở. Khi bị tiếp xúc với nhiều bụi trong một thời gian dài, niêm mạc mũi, họng sẽ mất chức năng bảo vệ đường thở.
- Hút thuốc lá nhiều là nguyên nhân làm hỏng niêm mạc họng. Điều nguy hiểm là viêm họng lâu ngày là một trong những yếu tố gây ung thư vòm họng, ung thư họng.
- Do các kích thích mãn tính như nói nhiều, ăn thức ăn nóng thường xuyên, sử dụng chất kích thích…
- Ung thư vùng họng, hạ họng, thanh quản hoặc tuyến giáp.
- Ung thư vùng họng, hạ họng, thanh quản hoặc tuyến giáp.
2. Các loại và biểu hiện của viêm họng
Trong từng trường hợp, tùy vào nguyên nhân gây đau khác nhau sẽ có những biểu hiện khác nhau. Điển hình nhất, đau do dây thần kinh sẽ có thêm các biểu hiện đau một bên cổ, sau đó lan lên tai và đầu, các cơn đau cũng thành từng cơn, đau nhói…
Còn nếu đau do viêm họng hoặc viêm amidan mãn tính, cơn đau họng sẽ lặp đi lặp lại, kèm theo đó là các triệu chứng như sốt, chán ăn, mệt mỏi…
Ban đầu, ở giai đoạn nhiễm siêu vi, người bệnh thường sốt vừa, người ớn lạnh, nhức đầu, mệt mỏi, kém ăn. Ngoài ra, họng có cảm giác khô nóng, dần dần trở nên đau rát, khó nuốt, giọng nói bị khàn nhẹ. Người bệnh có biểu hiện cảm cúm như: ho từng cơn, ho khan hoặc ho có đờm nhầy, kèm chảy mũi nhầy và tắc mũi.
Ở giai đoạn bội nhiễm vi khuẩn người bệnh sốt cao, môi khô, toàn bộ niêm mạc họng đỏ, amiđan sưng to đỏ và có xuất tiết. Nhiều trường hợp, xuất hiện hạch ở góc hàm sưng nhẹ và hơi đau. Đến giai đoạn này, bệnh kéo dài và đòi hỏi phải được điều trị kháng sinh kịp thời, hạn chế các biến chứng có thể xảy ra.
* Viêm họng cấp tính
Viêm họng đỏ: Sốt, mệt mỏi, thường sốt đột ngột 39-40 độ C, đau mình mẩy, kém ăn, trẻ em quấy khóc. Nếu do nhiễm khuẩn thì các biểu hiện nhiễm khuẩn khá rõ rệt như môi khô, lưỡi bẩn, mạch nhanh, bộ mặt bơ phờ mệt mỏi.
Người bệnh thấy đau họng, rát họng khi uống nước hoặc nuốt nước bọt, nhưng với các chất rắn nuốt ít đau hơn, bệnh nhân khó nuốt, rát họng. Ho là dấu hiệu thứ hai hay gặp hơn cả, có thể ho từng cơn, ho có đờm, nhầy, lúc đầu trắng sau đặc vàng có mùi hôi, thay đổi tiếng nói.
Cụ thể: giọng không được trong, hơi khàn, có khi khàn hẳn. Toàn bộ niêm mạc họng đỏ rực, amiđan sưng to, đỏ. Hạch ở góc hàm sưng đau.
Viêm họng trắng: Phần lớn là viêm họng bạch hầu và viêm họng vincent. Ở bệnh bạch hầu, bệnh nhân sốt không cao nhưng có biểu hiện nhiễm độc khá rõ rệt như mặt xanh tái, mệt mỏi, bơ phờ, đái ít; nuốt đau, nuốt vướng, ho vừa có đờm, tiếng có thể thay đổi. Họng, đặc biệt trên mặt amiđan có giả mạc màu trắng bám chắc.
Viêm họng vincent thường gặp ở người lớn tuổi hoặc người già, giả mạc thường mỏng, dễ bong, khi bóc giả mạc phía dưới là một lớp loét nông. Ngoài ra, viêm họng trắng thường gây nổi hạch ở vùng cổ.
* Viêm họng mạn tính
Là một bệnh rất phổ biến ở mọi lứa tuổi; nguyên nhân chủ yếu lại là các yếu tố như rượu, thuốc lá, hơi độc, khói, bụi. Các triệu chứng lâm sàng thường ít, không ảnh hưởng đến toàn thân, không sốt, người chỉ hay mệt mỏi. Dấu hiệu quan trọng nhất là rát họng, nuốt vướng, đặc biệt ho từng cơn hoặc liên tục, ho nhiều, ho khan có thể có ít đờm làm bệnh nhân rất khó chịu phải khạc nhổ suốt ngày.
Viêm họng có thể gây các biến chứng như áp xe, viêm tấy quanh họng-amiđan (trẻ nhỏ có thể bị áp xe thành sau họng); viêm mũi, viêm xoang (đặc biệt ở trẻ em là viêm tai giữa - biến chứng rất hay gặp, nhiều khi không phát hiện được).
Ngoài ra, viêm họng còn lan xuống thanh quản gây viêm thanh quản hoặc viêm thanh-khí-phế quản, viêm phế quản hoặc phổi. Biến chứng xa là viêm cầu thận, viêm khớp, viêm màng ngoài tim...
3. Phòng ngừa viêm họng
- Ăn thêm nhiều rau xanh, trái cây.
- Nên tắm bằng nước ấm, trong phòng kín gió, khi tắm xong phải lau khô người trước khi mặc quần áo.
- Nên tắm bằng nước ấm, trong phòng kín gió, khi tắm xong phải lau khô người trước khi mặc quần áo.
- Cần vệ sinh họng, miệng như đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Nên súc họng bằng nước muối nhạt hàng ngày.
- Tránh dùng chung đồ ăn, thức uống và dụng cụ ăn uống
- Tránh đến gần người bị bệnh.
- Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn, sau khi ho hoặc hắt hơi.
- Sử dụng nước rửa tay chứa cồn hoặc rửa bằng xà phòng và nước.
- Tránh hút thuốc và hít khói thuốc lá.
- Đeo khẩu trang khi ra đường, phòng tránh khói bụi, virus...
- Lời khuyên theo kinh nghiệm: Bạn hãy tìm hiểu về công dụng của cây tầm gửi để biết cách sử dụng hợp lý trong việc phòng chống ho và viêm họng. Khi hơi thấy đau họng, bạn có thể đun nước tầm gửi để uống như uống nước trà. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 200 ml, bạn sẽ thấy họng đỡ đau, và đỡ ho rất nhiều.
- Khi bị viêm họng, bạn cần đến ngay cơ sở y tế hoặc các phòng khám chuyên khoa tai mũi họng để kịp thời điều trị ngay từ những ngày đầu, không nên để bệnh diễn tiến vài ba ngày mới đi khám. Và nhất là không nên tự ý mua thuốc điều trị hay đến thầy lang, để tránh những biến chứng nguy hiểm hơn.
Khỏe Mới Vui - Cách Phòng Ngừa Viêm Họng
0 comments:
Đăng nhận xét