Một gương mặt đẹp, mịn màng, khỏe mạnh giúp chúng ta tự tin trong cuộc sống và công việc. Thỉnh thoảng có những nốt mụn nổi lên khiến chúng ta khó chịu. Nếu chăm sóc da không đúng cách thì chúng ta sẽ có nguy cơ gặp phải những nốt mụn nguy hiểm. Vậy mụn từ đâu mà ra, cách phòng mụn như thế nào, mời các bạn cùng tìm hiểu nhé!
1. Mụn do đâu mà ra? Mụn là kết quả của nhiều yếu tố tác động lẫn nhau gây nên. Theo nhiều nghiên cứu thì mụn chịu tác động của hai yếu tố chính: nội tiết tố (hormone) và các vi khuẩn sống ở nang lông (vi khuẩn P. ance).
Bình thường, vi khuẩn P. ance không gây hại. Tuy nhiên, khi có quá nhiều chất nhờn và lỗ chân lông bị bít kín sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn này sinh sôi nảy nở, gây viêm nhiễm dẫn đến hình thành mụn mủ và nặng hơn là mụn bọc.
Vào tuổi dậy thì, các hormone sinh dục tăng cao khiến tuyến bã (tuyến nhờn) hoạt động mạnh. Khi có nhiều bã nhờn được tiết ra, miệng tuyến bã có thể bị tắc nghẽn dẫn đến hình thành mụn. Bình thường, vi khuẩn P. ance không gây hại. Tuy nhiên, khi có quá nhiều chất nhờn và lỗ chân lông bị bít kín sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn này sinh sôi nảy nở, gây viêm nhiễm dẫn đến hình thành mụn mủ và nặng hơn là mụn bọc.
Không chỉ ở tuổi dậy thì mà trước chu kì kinh nguyệt, lượng hormone bị xáo trộn nên chị em cũng dễ bị mụn. Ngoài ra, một vài năm trước mãn kinh, một số chị ở tuổi tứ tuần, ngũ tuần có thể bị mụn lại do lượng hormone thay đổi bất thường.
Hình dưới minh họa quá trình hình thành mụn từ khi xuất hiện vi nhân mụn (chất nhờn bị tắc nghẽn) -> chuyển qua giai đoạn mụn đầu đen (nhân trứng cá bị ôxy hóa) -> mụn mủ (nhân trứng cá bị viêm) -> mụn bọc (viêm nặng và ăn sâu dưới da).
Mụn được chia là 2 nhóm: Mụn không viêm và mụn viêm.
Mụn không viêm gồm có mụn đầu trắng & mụn đầu đen (gọi chung là mụn trứng cá hoặc nhân trứng cá - là những túi nang lông chứa đầy chất bã nhờn). Mụn viêm gồm có mụn mủ & mụn bọc.
Chất nhờn dư thừa tại lỗ chân lông nếu bị tắc nghẽn sẽ hình thành nên nhân trứng cá. Việc xuất hiện các loại mụn khác nhau là do những gì xảy ra với nhân trứng cá.
Mụn đầu trắng: Là nhân trứng cá nằm trong lỗ chân lông kín miệng (còn gọi là mụn kín/mụn cám).
Mụn đầu đen: Mụn đầu đen là nhân trứng cá nằm trong lỗ chân lông hở miệng (còn gọi là mụn hở) nên bị oxy hóa khi tiếp xúc với không khí gây ra màu đen, khi nặn ra thấy có nhân cứng, phần trên đen, phần dưới màu trắng đục. Mụn đầu đen là tổn thương sớm nhất của mụn trứng cá, nếu không được xử lý có thể chuyển thành mụn viêm.
Mụn mủ và mụn bọc: Ở các nang lông (lỗ chân lông) có một loại vi khuẩn sinh sôi nảy nở nhờ các chất bã ở nang lông. Chúng gây nên viêm nhiễm, làm cho mụn bị sưng đỏ và đau. Nếu viêm nhiễm nhẹ sẽ hình thành mụn mủ. Khi sự viêm nhiễm này xâm nhập sâu vào dưới da sẽ hình thành mụn bọc (là dạng nặng nhất của mụn). Mụn bọc thường rất đau nhức và để lại sẹo sau khi lành.
Mụn mủ và mụn bọc: Ở các nang lông (lỗ chân lông) có một loại vi khuẩn sinh sôi nảy nở nhờ các chất bã ở nang lông. Chúng gây nên viêm nhiễm, làm cho mụn bị sưng đỏ và đau. Nếu viêm nhiễm nhẹ sẽ hình thành mụn mủ. Khi sự viêm nhiễm này xâm nhập sâu vào dưới da sẽ hình thành mụn bọc (là dạng nặng nhất của mụn). Mụn bọc thường rất đau nhức và để lại sẹo sau khi lành.
3. Mụn thịt là gì?
Mụn thịt (còn gọi là u tuyến mồ hôi) quanh mắt, một bệnh lành tính hay gặp ở tuổi thanh niên, nữ bị nhiều hơn nam.
Mụn thịt thường nổi lên chủ yếu xung quanh vùng mắt, mũi, có khi lan lên trán, cổ, ngực, lưng…
Tuy không viêm, tấy, đau nhức, không ảnh hưởng đến mắt nhưng gây mất thẩm mỹ lớn để lại gánh nặng về mặt tâm lý.
Nguyên nhân của mụn thịt là do rối loạn chuyển hoá dưới da (sự giãn nở của ống bài tiết mồ hôi) tạo nên mụn thịt; do dư thừa chất keo dưới lớp biểu bì (chất keo này có chức năng tạo nên hình thái của da) hoặc do da thiếu các khoáng tố làm thay đổi cấu trúc tế bào da mà tạo nên những nốt cộm dưới da.
Điều đó giải thích tại sao những người da dầu, những người bị tiết nhiều mồ hôi, và khi trời nắng nóng thì mụn nhiều hơn. Bệnh này cũng có yếu tố gia đình.
Điều đó giải thích tại sao những người da dầu, những người bị tiết nhiều mồ hôi, và khi trời nắng nóng thì mụn nhiều hơn. Bệnh này cũng có yếu tố gia đình.
4. Những nguyên nhân chính gây ra mụn
Mụn không xuất hiện chỉ vì một nguyên nhân riêng rẽ nào. Như trên đã nói, hai tác nhân chính gây nên mụn là nội tiết tố (hormone) và vi khuẩn ở nang lông (P. ance). Tuy nhiên trên thực tế, có hàng chục yếu tố khác nhau làm ảnh hưởng đến nội tiết tố trong cơ thể.
Các bạn chỉ bị mụn nếu chịu ảnh hưởng từ ít nhất là 4 trong số các nguyên nhân được liệt kê dưới đây:- Thay đổi nội tiết: tuổi dậy thì, kỳ kinh nguyệt, phụ nữ mang thai…Sự mất quân bình hormone (hooc-môn) khiến cơ thể sản xuất quá nhiều chất dầu, gây tắc nghẽn tại lỗ chân lông.
- Môi trường sống: tiếp xúc với nguồn nước và không khí ô nhiễm…
- Sự tích tụ độc tố trong cơ thể: Khi ruột và gan không thể lọc hết chất độc đến từ thực phẩm, lượng chất độc dư ra sẽ được bài tiết qua phổi và da.
- Chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng: Uống rượu bia nhiều, ăn đồ cay nóng… Có liên quan chặt chẽ đến sự tích tụ độc tố. Các thực phẩm gây hại cho sức khỏe không chỉ khiến ruột và gan bị tắc nghẽn mà còn gây thiếu hụt vitamin và khoáng chất, làm giảm mức độ hấp thụ năng lượng cũng như ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể.
- Yếu tố thần kinh: stress, mệt mỏi kéo dài, mất ngủ, đau buồn… Một số bác sĩ có thể không đồng tình với quan điểm stress gây ra mụn. Nếu chỉ đề cập đến một yếu tố stress thôi thì họ đúng, nhưng những căng thẳng kéo dài có thể làm ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone dẫn đến mụn.
- Thiếu ngủ: Cũng làm mất quân bình hormone. Một giấc ngủ sâu là rất cần thiết để toàn bộ cơ thể nghỉ ngơi, đồng thời là giai đoạn để cơ thể giải độc, rất cần thiết cho sức khỏe.
- Di truyền: Đây là yếu tố không thể thay đổi được. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng nếu chỉ riêng yếu tố di truyền thôi thì chưa đủ để gây nên mụn mà cũng cần sự tác động của các yếu tố khác nữa.
Sử dụng mỹ phẩm không đúng cách, không đảm bảo chất lượng…
5. Cách phòng mụn với 10 thói quen tốtSử dụng mỹ phẩm không đúng cách, không đảm bảo chất lượng…
1. Việc đầu tiên bạn nên nhớ không được dùng tay sờ hay nặn mụn trên mặt vì tay của bạn chạm vào rất nhiều đồ vật như bàn, lược, quần áo….do đó mà bàn tay luôn là nơi ẩn chứa rất nhiều vi khuẩn, dễ gây viêm nhiễm cho những vùng da bị mọc mụn hoặc sản sinh ra thêm một vài cái mụn trên khuôn mặt xinh xắn của bạn.
2. Thường xuyên giặt và giữ cho chăn gối, ga trải giường và khăn mặt…luôn luôn được sạch sẽ, tốt nhất khi sau giặt xong bạn nên phơi dưới nắng. Bạn sẽ loại bỏ được những vi khuẩn chết người trú ngụ trên chiếc gối, ga trải giường và chăn màn.
3. Ăn nhiều hoa quả, rau cỏ và uống nhiều nước, bạn nên hạn chế ăn đồ ngọt. Đặc biệt là với các đồ ăn nhanh và ăn vặt bạn cũng nên tránh, bởi những thứ đó không những không tốt cho da của bạn mà còn làm bạn nhanh chóng bị béo phì.
4. Chăm vận động thể thao là điều rất tốt cho cơ thể và cho da của bạn thế nhưng sau khi vận động thể thao bạn nên tắm giặt sạch sẽ tránh để mồ hôi bám lại hay tồn đọng trên da, bụi bẩn bám vào sẽ bịt kín lỗ chân lông và gây mụn.
5. Đầu tóc cũng nên gọn gàng vì tóc cũng là một trong nguyên nhân gây mụn nhọn có hại cho da, bạn nên tập cho mình thói quen buộc đầu tóc gọn gàng, tóc dài thì nên buộc hoặc cặp lại.
6. Không nên thức quá khuya tránh tình trạng thiếu ngủ, bởi thức khuya sẽ làm rối loạn các hoạt động của cơ thể. Do đó tốt nhất là bạn nên đi ngủ sớm, dù có bận mấy thì cũng hãy sắp xếp thời gian để có thể ngủ trước 11 giờ.
7. Giảm áp lực xuống một cách triệt để. Tinh thần căng thẳng, đầu óc không thoải mái cũng sẽ làm xáo trộn bộ máy cơ thể. Bạn nên giữ tinh thần luôn thoải mái và vui vẻ kể cả khi áp lực công việc có cao đến thế đi chăng nữa.
8. Rửa mặt đúng cách, mỗi ngày chỉ nên rửa 2 lần vào buổi sáng sau khi ngủ dạy và buổi tối trước khi đi ngủ với sữa rửa mặt an toàn, tự nhiên và phù hợp với làn da của bạn.
Nếu rửa nhiều hơn sẽ làm mất độ ẩm của da, da bạn trở nên bị khô, đương nhiên khi đó nguy cơ có hại cho da ngày càng cao. Với da dầu bạn có thể khắc phục bằng cách dùng giấy thấm dầu để giảm bớt độ nhờn trên mặt chứ cũng không nên rửa mặt nhiều (tuy nhiên không nên lạm dụng vì dùng giấy thấm dầu nhiều sẽ kích thích dầu tiết nhiều hơn và làm lỗ chân lông to ra).
9. Hạn chế dùng đồ trang điểm, khi đánh phấn bạn không nên đánh quá dày và khi về đến nhà việc tẩy trang là điều rất cần thiết. Thường xuyên mát-xa da mặt để lưu thông các mạch máu và các lỗ chân lông làm da bạn càng thêm khỏe.
10. Khi đi ra ngoài đường bạn nên dùng khẩu trang và đội mũ để tránh bụi bẩn cũng như sự ô nhiễm của môi trường làm ảnh hưởng tới sức khỏe, làn da của mình.
Khỏe Mới Vui - Nguyên Nhân Gây Mụn Và Cách Phòng Chống
0 comments:
Đăng nhận xét