Dưa hành, hay hành muối, là một loại dưa muối dùng nguyên
liệu chính là hành củ muối chua theo phương thức lên men vi sinh. Cùng
với thịt mỡ và bánh chưng, dưa hành thịnh hành như một đồ ăn không thể
thiếu trong ngày tết cổ truyền của cộng đồng người Việt khắp cả nước.
Củ hành có giá trị rất lớn cho sức khỏe, giúp tăng lượng cholesterol
“tốt” (HDL cholesterol), làm giảm huyết áp, giảm rủi ro mắc các bệnh ung
thư, có tác dụng chữa các bệnh viêm nhiễm, cảm cúm...
Hành có
trên cả chục hợp chất có thể làm máu trở nên loãng, không bị đóng cục,
giúp giảm cholesterol, ngăn ngừa sự xơ cứng động mạch vốn làm ngòi nổ
cho các bệnh về tim mạch. Trong hành cũng có nhiều hợp chất flavonoids
vốn là những chất kháng ôxy hóa nổi tiếng giúp ngăn chặn hư tổn tế bào
do sự hình thành các gốc tự do.
Một
loại flavonoid của củ hành có tên là quercetin. Chất này có khả năng
ngăn ngừa ung thư. Một nghiên cứu được thực hiện tại Hà Lan trên 121.000
người (bao gồm cả nam và nữ) cho thấy nếu dùng củ hành trong bữa ăn
hằng ngày sẽ có tác dụng ngăn ngừa ung thư dạ dày, ung thư ruột, ung thư
thực quản, ung thư tiền liệt tuyến... Có rất nhiều loại hành nhưng “ăn
tiền” nhất là hành hương (shallots), trong khi hành trắng thì chứa rất
ít flavonoid.
Ăn
hành tự nó đã có lợi, việc muối dưa hành còn nhận thêm những “khuyến
mãi” về lợi ích cho sức khỏe. Dưa hành chua thường có nhiều vitamin và
khoáng chất. Điểm hay là dưa hành (hoặc những loại thực phẩm lên men) sẽ
giúp việc tiêu hóa thuận tiện hơn. Dưa hành chứa nhiều vi khuẩn có ích
cho đường ruột, probiotic giúp bảo vệ và “nâng cấp” màng nhầy ruột.
Những
loại vi khuẩn có ích trong đường ruột sẽ tạo ra các loại enzyme (men)
giúp hỗ trợ tiêu hóa, đồng thời giúp hệ miễn dịch làm “nản lòng” những
vi sinh vật gây bệnh muốn “thừa nước đục thả câu” gây hại cho cơ thể.
Ba
ngày Xuân rượu thịt ê hề, ăn uống nhiều đôi khi lại... phát bệnh. Vậy
nên, “lai rai” vài miếng dưa hành sẽ giúp “giải tán” đám mỡ tụ tập bất
hợp pháp trong cơ thể. Một tí hành cũng sẽ giúp làm giảm huyết áp do ăn
nhiều “hàng độc” hoặc do phải làm nghĩa vụ “chén chú, chén anh”...
Thế mới thấy ông bà mình ngày xưa hay thật, biết cách kết hợp tính năng các loại thực phẩm để hóa giải lụy phiền.
Dược sĩ Nguyễn Bá Huy Cường
Chú ý khi ăn dưa hành:
Theo
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học - Công nghệ thực phẩm,
Đại học Bách Khoa Hà Nội, cho biết: “Cần lưu ý khi hành muối, kiệu muối
để quá lâu bị nổi váng hoặc mốc đen thì tuyệt đối không nên dùng. Những
vi nấm trong các loại thực phẩm bị mốc đó có một số loại nấm gây hại
như aspergilus flavor. Vi nấm này sản sinh ra một loại độc tố là
aflatocin.
Theo
các tài liệu nước ngoài thì về lâu dài aflatocin có thể gây bệnh ung
thư gan, tổn thương hệ thần kinh trung ương, tim, phổi và sản sinh ra
một số chất độc hại khác. Độc tố này cũng có trong các loại hạt mốc như
lạc, đỗ, hướng dương và bánh mỳ mốc”.Vì thế, đối với hành củ, kiệu bị
mốc nổi váng trắng thì có thể hớt bỏ váng, dùng nước ấm rửa sạch để ăn.
Còn khi đã bị mốc nổi váng đen thì tốt nhất không nên ăn.
Đối với những trường hợp hay bị nóng trong người thì không nên ăn quá nhiều củ kiệu, bởi có thể gây hư tổn khí huyết và nóng gan.
Đối với những trường hợp hay bị nóng trong người thì không nên ăn quá nhiều củ kiệu, bởi có thể gây hư tổn khí huyết và nóng gan.
Những
trường hợp bị viêm loét dạ dày hoặc mắc các chứng bệnh về rối loạn tiêu
hóa khi mang thai thì không nên thử món dưa hành (hoặc các loại dưa
muối khác). Bản chất của dưa hành là chứa nhiều chất chua, khiến dạ dày
tiết dịch vị nhiều hơn và làm bệnh tiến triển nặng hơn.
Mặc dù, dưa hành, kiệu muối là loại thực phẩm ưa thích của nhiều gia đình trong dịp tết. Tuy nhiên, trong dưa hành, kiệu muối chứa muối nếu ăn nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe.
Mặc dù, dưa hành, kiệu muối là loại thực phẩm ưa thích của nhiều gia đình trong dịp tết. Tuy nhiên, trong dưa hành, kiệu muối chứa muối nếu ăn nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe.
Khỏe Mới Vui - Công Dụng Của Dưa Hành
0 comments:
Đăng nhận xét