Thứ Tư, 10 tháng 5, 2017

Viêm họng là bệnh mà khi đó họng và hầubị viêm. Trong phần lớn các trường hợp viêm họng làm cổ họng người bệnh sưng, đỏ, rất đau và bệnh tình có thể kéo dài. 

Giống như các loại bệnh viêm khác, viêm họng có thể là cấp tính hay mạn tính. Viêm họng có thể dẫn đến viêm amiđan khiến việc thở và nuốt gặp khó khăn. Viêm họng có thể đi kèm với ho và sốt, ví dụ như trong trường hợp nguyên nhân của nó là nhiễm trùng phần trên của đường hô hấp.

Họng là khoảng không vẫn nhìn thấy trong gương – khi há rộng miệng, trong khi đó chỉ là bộ phận ở giữa của họng. Bởi thực ra cơ quan này còn bộ phận ở phía trên, tức khoảng không giáp mũi, và khoảng không phía duới, theo hướng khí quản.
Địa bàn này đảm nhiệm hàng loạt chức năng quan trọng. Đây là con đường tất cả thức ăn đi qua để vào dạ dày cũng như không khí chu du đến phổi. Bộ máy phát ngôn cũng nằm ở đây. Cuối cùng họng cũng là phòng tuyến đầu tiên của mặt trận chiến đấu với đủ loại vi sinh khuẩn, vi trùng liên tục thâm nhập vào cơ thể chúng ta.
Nếu hệ miễn dịch của cơ thể tự xoay sở có hiệu quả với những phần tử phá hoại, sẽ không có gì xấu xảy ra. Tuy nhiên nếu gặp phải loại virus hoặc vi trùng mới, hoàn toàn xa lạ, hoặc bệnh lây nhiễm đã biết, song đúng lúc cơ thể chúng ta bị mệt mỏi, mất ngủ, lạnh cóng đang lúc mùa đông, hoặc – hoàn toàn ngược lại – cơ thể bị hâm nóng vào giữa mùa hè, hệ đề kháng suy yếu có thể không đủ sức chống lại kẻ thù và cơ thể sẽ bị nhiễm bệnh.

1. Nguyên nhân dẫn đễn viêm họng
Phần lớn các trường hợp viêm họng do virus gây ra (40–80%), phần còn lại là do vi khuẩn, nấm hay các chất kích thích như chất gây ô nhiễm hay hóa chất.

 Đối với trường hợp mầm bệnh là virus, cách điều trị thường chủ yếu là điều trị làm giảm các triệu chứng viêm, sốt, ho... còn trong trường hợp mầm bệnh là nấm hay vi khuẩn thì có thể điều trị bằng các thuốc kháng sinh hay thuốc trị nấm. Việc điều trị kháng sinh phối hợp là điều không cần thiết đối với viêm họng mạn. Nhưng nếu đang có đợt cấp, kháng sinh sẽ làm bệnh lùi nhanh hơn.
Những nguyên nhân chính dẫn đến viêm họng là:
1.1 Nhiễm khuẩn
Sau khi bị cảm lạnh hoặc nhiễm lạnh (do ăn, uống đồ lạnh), đường hô hấp của bạn sẽ dễ dàng bị vi khuẩn xâm nhập. Vi khuẩn có thể gây viêm xoang, viêm phế quản và viêm phổi. 

Niêm mạc ở họng rất nhạy cảm, dễ bị kích thích. Nước đá lạnh có thể làm tổn thương niêm mạc; vùng họng, amiđan lại thường có nhiều vi khuẩn nên dễ xảy ra tình trạng viêm nhiễm khi niêm mạc bị kích thích.

Nước đá làm từ nước đun sôi để nguội có thể làm viêm họng vì nhiệt độ quá lạnh; còn nước đá không rõ nguồn gốc có thể chứa một số chất gây kích thích khác trong thành phần nước. Nếu cứ uống nước đá là bị viêm họng thì bạn đã biết được nguyên nhân.
Nếu bạn bị sốt hoặc đau nhức kéo dài cùng những cơn ho dai dẳng thì cơ thể bạn có khả năng đã bị nhiễm khuẩn. Hãy đi khám ngay vì có thể bạn sẽ cần uống thuốc kháng sinh.

1.2. Căng thẳng
Căng thẳng – đặc biệt trong trường hợp mãn tính – có thể làm cơn cảm lạnh kéo dài. Để chống lại tình trạng ho dai dẳng, bạn nên cố gắng giảm mức căng thẳng của mình trong khi bị ốm.

Cố gắng vực bản thân dậy có thể chỉ làm bạn ốm thêm. Cách thư giãn đơn giản mà hiệu quả chính là nghỉ ngơi thật nhiều: hãy dành 7 – 9 tiếng buổi tối để ngủ.
1.3. Lạm dụng thuốc xịt thông mũi
Xịt thông mũi có thể giúp bạn đối phó với tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi nhưng đừng dùng chúng quá 3 ngày.

Nếu không, các triệu chứng của bạn có thể sẽ trở nên trầm trọng hơn do phản ứng ngược lúc bạn ngừng dùng xịt thông mũi. Lạm dụng sản phẩm này có thể làm màng nhầy trong mũi của bạn bị sưng, dẫn tới các chứng nghẹt mũi, sổ mũi và ho.
1.4. Viêm đường hô hấp sau cảm lạnh, cúm
Nguyên do phổ biến nhất của chứng ho mãn tính là di chứng của một cơn cảm lạnh hoặc nhiễm trùng virus, Norman H.Edelman thuộc Hiệp hội Phổi Mỹ cho biết.


Đa số các triệu chứng cảm có thể biến mất sau vài ngày nhưng cơn ho thì có thể đeo bám bạn tới vài tuần, thậm chí vài tháng bởi virus có khả năng làm đường hô hấp của bạn bị sưng và nhạy cảm. Chứng này có thể kéo dài mãi dù virus không còn.
1.5. Không uống đủ nước
Khi bạn bị cảm lạnh hoặc cúm, bạn cần phải uống nhiều nước. Nước lọc, nước hoa quả hoặc canh đều có tác dụng hóa lỏng chất nhầy trong đường hô hấp, giúp bạn dễ dàng đẩy chúng ra ngoài.

Ngược lại, đồ uống chứa cồn và caffeine lại không phải là những lựa chọn thích hợp bởi chúng có thể khử nước trong cơ thể bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng xịt nước muối để bổ sung độ ẩm cho đường hô hấp.
1.6. Các vấn đề sức khoẻ tiềm tàng
Dị ứng và hen suyễn là những nguyên do thông thường làm bạn bị ho. Một trận cảm lạnh có thể dẫn tới hen suyễn. Một số người cho biết, họ bị hen trong suốt thời gian bị cảm lạnh.
Ngoài ra, chứng trào ngược axit và ngưng thở khi ngủ cũng có thể gây ho mãn tính.

 Rất may là các chứng này đều có thể chữa được. Bạn hãy tới gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị nếu bạn có các triệu chứng trào ngược axit như ợ hơi, ợ nóng, nôn mửa hoặc các triệu chứng ngừng thở khi ngủ như mất ngủ, ngáy to, hóc ban đêm, tỉnh dậy nhiều lần và buồn ngủ suốt cả ngày.
1.7. Không khí quá khô hoặc quá ẩm
“Không khí khô đặc biệt là vào mùa đông có thể gây ho”, Edelman cho biết. Ngược lại, lạm dụng máy tăng độ ẩm cũng không phải một điều có lợi bởi không khí quá ẩm là nguyên nhân gây hen suyễn và tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc cùng các tác nhân gây dị ứng phát triển, làm bạn bị ho.

“Mọi người nên duy trì độ ẩm khoảng 40 – 50% trong nhà dù vào mùa đông hay mùa hè”, Edelman đưa ra lời khuyên.

1.8. Do virus viêm hầu.
Đây là loại virus gây ra chứng viêm niêm dịch ở vách sau yết hầu. Bệnh thường xuất hiện vào mùa thu hoặc mùa xuân khi các virus và vi khuẩn trở nên bùng phát khó khống chế.

Triệu chứng: cổ họng khô, đau, rát buốt. Nếu nhiệt độ tăng lên cao hơn 37 độ C thì khi đó virus sẽ bị yếu dần, vì thế bạn cũng không cần phải vội đi bác sỹ. Nhưng nếu thường xuyên bị đau họng thì khi đó nên tới bệnh viện gấp vì lúc đó triệu chứng này có thể là dấu hiệu của các bệnh liên quan tới đường tiêu hoá. Chúng có thể xuất hiện do bệnh viêm dạ dày mãn tính, viêm túi mật hoặc viêm tuỵ.

Có tới 200 chủng virút gây viêm họng và thường tự khỏi nếu sức đề kháng của cơ thể tốt.
1.9. Một nhóm đau họng phổ biến nữa là viêm amiđan, viêm thanh quản.
Đối với đau họng dạng viêm amiđan cấp tính, lý do gây bệnh là do các tác nhân vi sinh vật. Amiđan mở rộng bị bao phủ bởi một lớp màu vàng hoặc màu trắng từ đó hình thành mủ. Triệu chứng: khó nuốt và khi nuốt bị đau, nếu kèm theo sốt cao có thể dẫn tới bị viêm hạch bạch huyết.

Đau họng nếu không được chữa trị dứt điểm và kịp thời có thể bị kéo dài và trở thành bệnh mãn tính. Viêm thanh quản được coi là bệnh nghề nghiệp của những công việc thường xuyên phải nói và thuyết giảng. Bởi thế nên giáo viên, diễn viên, chính trị gia thường đặc biệt gặp khó khăn trong điều trị.

Tín hiệu đầu tiên bạn cần biết đó chính là dây thanh âm mất khả năng “rung”, từ đó dẫn tới khàn giọng hoặc “mất tiếng” hoàn toàn. Nếu không được điều trị cộng thêm vài biến chứng khác thì bệnh có thể phát triển lên thành các khối u ác tính ở cổ họng.
1.10.  Ô nhiễm không khí

 Khi liên tục gặp phải các chất kích thích gây ảnh hưởng xấu tới đường hô hấp như khói thuốc lá, khói xe, không khí ngột ngạt, thông khí kém cũng rất dễ dẫn tới triệu chứng đau họng và ho.
2. Cách chữa đau họng đơn giản

 

2.1. Súc miệng bằng nước muối
Biện pháp đơn giản giúp bạn giảm đau họng là hãy súc miệng bằng nước muối.Lấy nước ấm và bỏ thêm một chút muối sạch vào, sau đó súc miệng khoảng 15 phút, bạn sẽ cảm thấy sự khác biệt sau khi lặp đi lặp lại việc làm này thường xuyên trong ngày.
2.2. Ngậm gừng với mật ong
 
Gừng kết hợp với mật ong là một phương thuốc tuyệt vời đối phó với tình trạng này. Giã dập gừng, sau đó lấy một thìa mật ong trộn với gừng và ngậm. Sau đó hãy từ từ nuốt chúng, họng của bạn chắc chắn sẽ dịu đi.
2.3. Ngậm cam thảo
 
Cam thảo là loại thuốc có vị ngọt tự nhiên, có tác dụng rất tốt trong việc giảm đau họng. Hãy ngậm một miếng cam thảo trong miệng, tinh chất trong cam thảo được tiết ra nhờ nước bọt, chúng sẽ mau chóng chữa lành cổ họng cho bạn.
2.4. Uống nước chanh ấm với mật ong
 
Khi bị đau họng, hãy lấy một cốc nước nóng, thêm chút nước cốt chanh và mật ong. Khuấy đều chúng rồi uống. Mỗi ngày làm 2 lần, uống 2-3 ngày họng của bạn sẽ không còn bị đau.
2.5. Xông hơi
Khi cổ họng bị đau, ngực cũng như bị thứ gì đó chặn lại khiến bạn khó thở. Vì vậy hãy xông hơi. Cách này sẽ giúp ngực bạn nở ra, mũi thông, họng dịu đi và đầu óc sảng khoái.
2.6. Nhai tỏi
 Tỏi là thảo dược rất tốt, có tác dụng chữa khàn giọng và ho. Nếu bạn chưa quen, hãy chịu khó cho một nhánh tỏi vào miệng và từ từ nhai cho đến khi bạn nuốt hẳn. Nó sẽ giúp họng bạn giảm đau đáng kể.
2.7. Nhai lá húng quế
 Hãy lấy một vài búp lá húng quế và nhai chúng vào mỗi buổi sáng, buổi tối. Bạn cũng có thể uống trà húng quế nếu cảm thấy khó khăn khi ​​nhai trực tiếp. Làm điều này trong vòng 3-4 ngày, chứng đau họng của bạn sẽ không còn.
2.8. Massage cổ họng với dầu nóng
Có khả năng bạn bi viêm amidan và điều này có thể là lý do khiến bạn bị đau họng. Hãy dùng dầu nóng xoa bóp nhẹ trên cổ, chúng sẽ giúp bạn giải thoát khỏi những cơn đau và cũng sẽ làm giảm chứng viêm amidan.
(Theo VnExpress.net)
3. Cách phòng bệnh viêm họng
- Ăn uống đầy đủ chất, đặc biệt tăng cường vitamin C để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Cần súc miệng thường xuyên bằng nước muối loãng ấm hơn thân nhiệt vài độ (nhất là về mùa lạnh) để gây giãn mạch, tăng tuần hoàn tại chỗ. Nên pha sẵn nước muối mặn vào chai, khi súc họng thì pha thêm nước nóng để có độ mặn và độ nóng cần thiết.
Khi súc họng cần lưu ý, trước tiên, cần súc sạch khoang miệng bằng nước muối đã pha rồi mới súc họng. Để súc họng, cần ngửa cổ ra sau đến mức tối đa. Khi nước muối chạm thành sau họng thì dùng hơi đẩy nước muối ra, sau khi đẩy hơi hết, đầu trở lại tư thế bình thường, nhổ nước cũ đi rồi lặp lại động tác trên 3 – 4 lần nữa với nước muối mới.
 
- Quan trọng là phải nhớ dừng ngay các chất kích thích, như rượu bia, thuốc lá, đồ cay nóng, đồ uống lạnh.
- Cần ăn thêm rau, trái cây. Cần phải nghỉ ngơi, giữ ấm cơ thể, nhất là cổ, ngực, gan bàn chân.

- Vệ sinh họng, răng, miệng hằng ngày bằng cách đánh răng sau mỗi bữa ăn, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Đeo khẩu trang khi ra đường để tránh khói bụi. Tránh cho trẻ đến những nơi môi trường bị ô nhiễm.

- Tránh uống nước quá lạnh, quá nóng. Bỏ thói quen ngậm kẹo hay ăn kem.
- Phòng ngủ cần thoáng mát nhưng không được có gió lùa. Nếu có điều hòa nhiệt độ thì nên giữ ở mức khoảng 28ºC.
- Uống đủ nước và đúng cách

- Thường xuyên hoạt động thể chất.
- Khi mắc bệnh về răng, miệng, xoang, mũi cần điều trị dứt điểm, tránh lưu mầm bệnh dẫn đến dễ lây lan gây viêm họng.

- Nhiều người lầm tưởng rằng, viêm họng là bệnh không lây. Song trên thực tế, nó là bệnh lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Nếu ai đó xung quanh bạn đang bị viêm họng thì cách tốt nhất là tránh tiếp xúc với họ và rửa tay thường xuyên.


Khỏe Mới Vui - Vì Sao Bạn Hay Bị Viêm Họng Và Cách Phòng Chữa

0 comments:

Đăng nhận xét

Học viện Hạnh Phúc Mỗi Ngày

Học viện Hạnh Phúc Mỗi Ngày
Đăng ký để học Miễn Phí những khóa học giúp bạn Hạnh Phúc hơn

Bí quyết LẮNG NGHE để HẠNH PHÚC, BÌNH AN

Bí quyết LẮNG NGHE để HẠNH PHÚC, BÌNH AN
ĐÔI TAI KIM CƯƠNG - Thấu hiểu, sâu sắc, tâm đầu ý hợp

Bài viết phổ biến

Tất cả các bài viết

Nuôi Dạy Con Kiệt Xuất

Làm Mẹ Không Stress

Làm Mẹ Không Stress
Mẹ Bình An, Con Hạnh Phúc